Bỏ qua nội dung chính
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
1
3
0
6
8
8

Tiêu đề 1

Thủ tục Trích kinh phí phục vụ công tác xử phạt hành chính 

Tiêu đề

Thủ tục Trích kinh phí phục vụ công tác xử phạt hành chính

Đơn vị

Phòng Tài chính - Kế hoạch 

Lĩnh vực

 

Cơ sở pháp lý

* Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2002.
* Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ Quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.
* Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ Quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.
* Văn bản số 6783/UBND-TM ngày 18/9/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về bồi dưỡng các cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính.
* Văn bản số 9601/STC-CS ngày 31/10/2006 của Sở Tài Chính thành phố về việc chi bồi dưỡng làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm của các cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính
* Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
* Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính.
* Thông tư số 51/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
* Công văn số 1344/BTC-QLTT ngày 02/02/2010 của Bộ Công thương về việc xác định hành vi buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại thực hiện Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2006 của Bộ Tài chính.
* Công văn số 12627/STC-CS ngày 10/12/2010 của Sở Tài chính thành phố về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2006 của Bộ Tài chính.
* Công văn số 5535/UBND-TM ngày 02/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai thực hiện Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20/01/2010 của Bộ Tài chính.
* Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
* Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
* Thông tư liên tịch số 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 8/12/2010 của Bộ Tài chính-Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trình tự thực hiện

* Bước 1: Các đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đề nghị chi phí thực hiện công tác, chi bồi dưỡng làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm của các cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính (kèm theo bảng kê số thu có xác nhận của Kho bạc Nhà nước cùng các chứng từ có liên quan).
* Bước 2: Nộp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch quận (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần). Phòng Tài chính - Kế hoạch quận kiểm tra đối chiếu số thu do Kho bạc Nhà nước xác nhận; tính hợp lệ của chứng từ, trình Ủy ban nhân dân quận quyết định xử lý tiền thu phạt tạm giữ
* Bước 3: Nhận quyết định của Ủy ban nhân dân quận tại Phòng Tài chính - Kế hoạch quận (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

Thành phần số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:
+ Công văn đề nghị trích tiền thu phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền xử lý.
+ Bản xác nhận số thu phạt nộp vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước và các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
+ Các chứng từ chi phí cho công tác điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính.
+ Tờ trình của Phòng Tài chính-Kế hoạch quận về việc trích tiền tạm giữ để chi phí cho công tác điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính và chuyển nộp ngân sách số còn lại sau khi trừ chi phí.
+ Sau khi có ý kiến phê quyệt của Ủy ban nhân dân quận về việc trích tiền tạm giữ để chi phí cho công tác điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính và chuyển nộp ngân sách, phòng Tài chính – Kế hoạch quận có quyết định xử lý tài khoản tạm giữ để trích chi phí cho công tác điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính và chuyển nộp ngân sách.
+ Ủy nhiệm chi chuyển tiền thanh toán chi phí cho cơ quan xử lý điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính.
+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản (số tiền còn lại)
* Số lượng hồ sơ: 01  (bộ)

Thời gian giải quyết

từ 13 -15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ có xác nhận của Kho bạc Nhà nước. Quy trình như sau:
+ Thẩm kế ngân sách tham mưu tờ trình: 05 - 07 ngày.
+ Lãnh đạo bộ phận: 01 ngày
+ Lãnh đạo phòng: 01 ngày
+ Trình Thường trực UBND quận xem xét phê duyệt: 01 ngày
+ Khi tờ trình quay về chuyển lãnh đạo phòng xem xét: 01 ngày
+ Lãnh đạo bộ phận phân công: 01 ngày
+ Thẩm kế ngân sách có văn bản trả lời và tham mưu quyết định xử lý tài khoản tạm giữ: 02 ngày
+ Lãnh đạo bộ phận xem xét, chuyển lãnh đạo phòng xem xét ký văn bản trả lời và quyết định xử lý tài khoản tạm giữ: 01 ngày.

Đối tượng

Tổ chức

Kết quả

Quyết định hành chính.

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

không có

Lệ phí

không có

CapDo

Cấp độ 2 

DVCURL

 

Key

 
Tệp đính kèm
Loại Nội dung: Mục
Đã tạo vào thời điểm 13/08/2012 15:59  bởi Văn phòng UBND 
Được sửa tại 13/08/2012 15:59  bởi Văn phòng UBND