Bỏ qua nội dung chính
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
0
8
3
9
5
3
Tin tức sự kiện 02 Tháng Hai 2016 5:15:00 CH

Những năm Thân trong lịch sử Việt Nam

- Giáp Thân 1884 triều đình Huế ký hòa ước với Pháp, Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt) hay còn gọi là Hòa ước Giáp Thân 1884, là Hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 có 19 điều khoản. Nội dung hòa ước này không khác nhiều so với bản hòa ước Quý Mùi (Harmand) ký năm 1883, tuy nhiên có thêm các điều khoản mới: Nước An Nam thừa nhận và chấp nhận nền bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại. Người An Nam sống ở nước ngoài sẽ đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp. Hòa ước này mang ý nghĩa một bản khai tử đối với chủ quyền đối ngoại của vua nước Nam. Từ đó nước Nam thuộc về nước Pháp bảo hộ, không còn thần phục nước Tàu. Pháp chia nước ta ra làm hai khu vực Trung Kỳ và Bắc Kỳ để dễ cai trị, dần dần Pháp chiếm hết quyền lực để đô hộ, Triều đình Huế chỉ giữ cái hư vị mà thôi. Cho đến ngày 8/3/1949, thỏa ước Elysée (điện Elysée, Paris), Quốc trưởng Bảo Đại sang Pháp ký với tổng thống Vincent Aurio Pháp thừa nhận Việt Nam có nền ngoại giao, kinh tế, tài chánh, tư pháp, giáo dục riêng...
 
-  Giáp Thân 1945 nạn đói từ mùa Thu năm 1944 đến mùa Đông năm 1945 khiến các tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam và Ninh Bình bị thiệt hại nặng nề, số người chết gần 2 triệu người. Tài liệu mô tả trên khắp các nẻo đường đều có xác người chết vì quá đói.
 
- Mậu Thân 1968 xảy ra cuộc tổng công kích của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vào các thành phố của miền Nam Việt Nam Cộng Hòa vào đêm Giao thừa 29/12, gây nhiều tổn thất về nhân mạng và tài sản. Đây là một cái tết con Khỉ với niềm vui không trọn.
 
Canh Thân 1980 Bản Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VI kỳ họp thứ 7 thông qua và chính thức được ban hành (19/12/1980). Đây là bản Hiến pháp thứ 3 sau bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Hiến pháp 1980 là Tuyên ngôn của Nhà nước chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Năm 1980 cũng là năm có nhiều quyết định quan trọng về kinh tế: ban hành chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới (27/3); Chỉ thị của Ban Bí thư uốn nắn những sai lệch, sai phạm trong cải tạo Xã hội chủ nghĩa ở nông thôn Nam Bộ (6/1980), quyết định về công tác phân phối lưu thông (23/6)...
 
Nhâm Thân 1992, vào ngày 15/4/1992, Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 11 đã biểu quyết nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp gồm Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều. Hiến pháp mới phù hợp với cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ và mở rộng quan hệ quốc tế đã đánh dấu một bước chuyển sâu sắc của công cuộc đổi mới. Những sự kiện quan trọng khác: Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN; khởi công đường dây tải điện Bắc - Nam 550 KV; phát hiện dầu khí ở ngoài khơi Đà Nẵng; khai thác tấn dầu thô thứ 10 triệu đã đưa Việt Nam trở thành nước khai thác dầu thô đứng thứ tư ở Đông Nam Á…
 
- Giáp Thân 2004 có sự biến động mạnh về giá nguyên, nhiên liệu chủ yếu trên thế giới, cụ thể là giá dầu thô; dịch cúm gia cầm đầu năm 2004 ở 13 nước châu Á đã ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế nước ta. Năm 2004 cũng là năm có nhiều sự kiện khởi sắc như Chính phủ quyết định tăng lương cho cán bộ, công chức; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng; bắt đầu phong trào chấn hưng giáo dục;… và Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội tháng 10/2004 mở ra mối quan hệ hợp tác có triển vọng sống động và thực chất hơn.
 
- Bính Thân 2016 được mở đầu bằng sự kiện chính trị hết sức quan trọng của Đảng và đất nước, đó là: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; năm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Vì danh dự, lòng tự hào và trách nhiệm, nghĩa vụ trước Đảng và nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta hãy ra sức phấn đấu vì sự phát triển đi lên của đất nước, thành phố và quận nhà. Nghiêm túc thực hiện điều cam kết hết sức thiêng liêng - Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân; mọi quyền lực đều là của dân; mọi việc làm đều vì lợi ích của dân. Trên từng vị trí công tác được phân công, dù là công tác Đảng, chính quyền hay đoàn thể, tất cả chúng ta phải cùng chung một ý chí, một nguyện vọng, một tiếng nói, cùng chia sẻ gánh vác trách nhiệm; mỗi người đều phải là tấm gương thực hiện phương châm “Nói đi đôi với làm” và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ quan trọng, nặng nề, to lớn và cấp bách đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 
 
Quốc Trung (BT)

Số lượt người xem: 2410    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA