Bỏ qua nội dung chính
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
1
7
0
5
5
2
Tin tức sự kiện 10 Tháng Mười 2017 3:00:00 CH

Chủ động trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm

Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầm đã gặp không ít những khó khăn do tình hình dịch bệnh đặc biệt là dịch cúm gia cầm xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong nước ta và có diễn biến phức tạp. Công tác phòng chống dịch ngày càng được chú trọng quan tâm. Để phòng chống và hạn chế dịch bệnh, bảo vệ đàn gia cầm đồng thời cung cấp sản phẩm thịt sạch bệnh cho người tiêu dùng; các hộ chăn nuôi gia cầm cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm, cụ thể như sau:

1. Phòng bệnh:

* Vệ sinh phòng bệnh:

- Chỉ mua gia cầm khoẻ mạnh ở những cơ sở giống tốt, đảm bảo không có bệnh.

- Khi mới mua về, cần cách ly nuôi ở khu riêng biệt ít nhất 14 ngày.

- Chuồng nuôi gia cầm cách ly với bên ngoài, hạn chế người ra vào khu chăn nuôi. Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, máng ăn, máng uống thường xuyên; tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi định kỳ 1 lần/ tuần.

- Nuôi tách biệt từng loại gia cầm, từng lứa tuổi ở các khu khác nhau. Có biện pháp ngăn ngừa, không cho gia cầm tiếp xúc với bồ câu, chim trời, động vật khác.

- Thường xuyên quan sát đàn gia cầm để sớm phát hiện, thải loại những gia cầm ốm, yếu ra khỏi đàn và xử lý, điều trị nếu cần thiết.

* Phòng bệnh bằng vắc-xin:

Tiêm vắc-xin cúm gia cầm và các vắc-xin phòng bệnh khác theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

2. Khi có dịch bệnh xảy ra:

- Khi thấy gia cầm có hiện tượng ốm, chết bất thường phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở, chính quyền địa phương.

- Không bán chạy gia cầm ốm, không ăn thịt gia cầm trong đàn bị bệnh, không vứt xác chết, chất thải bừa bãi.

- Bao vây ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh và gia cầm khác trong đàn, bằng cách đốt hoặc đào hố chôn sâu với chất sát trùng hoặc vôi bột theo quy định của thú y.

- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

- Sau khi vệ sinh, tiêu độc trong chuồng nuôi và môi trường xung quanh, cần trống chuồng, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi ít nhất 30 ngày; trong thời gian trống chuồng cần phun khử trùng 1 lần/tuần, phun kỹ từ mái, tường, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, nền, rãnh thoát nước và xung quanh chuồng nuôi; cần đóng kín cửa chuồng lại, không cho người và động vật khác vào chuồng đang trống.

Phòng Văn hóa và Thông tin

(Nguồn: http://khuyennongvn.gov.vn – Trang Thông tin điện tử của

Trung tâm Khuyến nông quốc gia – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)


Số lượt người xem: 1605    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA