Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
9
7
8
3
4
Tin tức sự kiện 29 Tháng Mười Hai 2010 1:25:00 CH

Hưởng ứng ngày chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá

Công trình nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới cho biết tác hại của thuốc lá vô cùng khủng khiếp. Cứ 10 giây, trên thế giới có một người chết do hậu quả của thuốc lá. Và dự đoán, nếu không có biện pháp phòng chống tích cực thì đến năm 2025, trên thế giới sẽ có 25 triệu người chết có liên quan đến thuốc lá.

Thuốc lá gây chết người không thua gì HIV-AIDS, nhưng mọi người coi chuyện đó là bình thường, đó là mối nguy hiểm lớn, mà xã hội lại chấp nhận. Gần phân nửa dân số hút thuốc lá.

Ví tính chất nguy hiểm của thuốc lá, nên Tổ chức y tế thế giới kêu giọ các nước thành viên của LHQ phải có hành động ngăn chặn. Và ngày 31/5 hàng năm là ngày cao điểm các nước có hành động ngăn chặn, gọi là “Ngày quốc tế không hút thuốc lá”.

Năm 2000, chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết số 12 ngày 14/5 về chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn năm 2000 đến 2010. Từ đó, Việt Nam có ngày cao điểm phòng chống thuốc lá cho riêng Việt Nam: ngày 31/12 là ngày chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá (giai đoạn 2010 – 2015).

Thiệt hại về kinh tế:

- Hàng năm xã hội phải bỏ ra 28.000 mẫu đất để trồng thuốc lá, thay vì trồng lúa, trồng cây lương thực.

- Hàng năm phải xuất ngoại tệ để mua, tu sữa máy quấn thuốc, đầu lọc, hương liệu, tính cả 30 – 40 triệu USD.

- Mỗi cá nhân, ngày hút 1 đến 2 bao thuốc lá, giá từ 15 đến 20 ngàn đồng – mỗi năm tốn trên dưới 4 triệu đồng. Cả nước có gần 50% người hút chơi, bắt đầu nghiện và người nghiện thì sự tốn kém lớn hơn.

- Chưa kể nhà nước phải tốn kinh phí giường bệnh cho bệnh nhân bệnh về phổi, các bệnh khác liên quan đến thuốc lá.

Hậu quả của việc hút thuốc lá:

- Viêm họng: Trên 60% từ viêm họng nhẹ đến nặng và viêm họng kinh niên – ho và khạc nhổ thường xuyên.

- Người cao huyết áp nhẹ, hút thuốc lá (cả hút thuốc lào) huyết áp càng cao. Bệnh viêm loét dạ dày khó chữa khỏi.

- Một số bệnh mãn tính: viêm phế quản, giãn phế quản, hen, suyễn.

- Ung thư theo đường khói từ miệng và phổi. Có thể ung thư, môi, lưỡi, hầu, thực quản và phổi. Người nghiện thuốc lá nặng khi về già nếu không chết vì ung thư cũng bị phổi tắc nghẽn mãn tính, khó thở cho đến lúc chết.

Cho nên, mọi người phải luôn nâng cao ý thức, thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn ảnh hưởng đến vợ, con và mọi người xung quanh. Cha, anh hút thuốc lá nên tránh xa trẻ con, nhắc nhở người hút thuốc lá không hút thuốc lá chỗ đông người. Tác động của cha, mẹ, vợ con đối với người hút thuốc lá đem lại hiệu quả rất tốt. Mỗi đơn vị nên có kế hoạch bỏ thuốc lá, đăng ký từng người, thời gian bỏ hẳn, coi việc bỏ thuốc lá là thành tích thi đua.

 

 

 

Tin:    Đỗ Hoàng Lân

 

 


Số lượt người xem: 3875    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày