Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
8
0
0
9
2
Tin tức sự kiện 18 Tháng Năm 2011 3:15:00 CH

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

Cương lĩnh là tuyên ngôn của Đảng, mang tầm định hướng chiến lược về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, là ngọn cờ chiến đấu của Đảng, của dân tộc, là nền tảng lý luận, tư tưởng, chính trị, định hướng cho mọi hoạt động của chúng ta hiện nay và trong những thập kỷ tới.

 

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991), có giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta 20 năm qua đã chứng tỏ sự đúng đắn và ý nghĩa quan trọng của Cương lĩnh năm 1991. Tuy nhiên, suốt quá trình đó thế giới đã có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Nhiều vấn đề mới nảy sinh từng bước được Đảng ta nhận thức và giải quyết có hiệu quả; nhiều vấn đề liên quan đến Cương lĩnh năm 1991 đã có nhận thức mới, sâu sắc hơn; nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng rỏ hơn.
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm, tư tưởng của Cương lĩnh năm 1991 vẫn còn nguyên giá trị, bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã bổ sung, phát triển Cương lĩnh và tên gọi được Đại hội biểu quyết thông qua là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)” (Sau đây gọi tắc là Cương lĩnh)
Phần đầu tiên của Cương lĩnh đã tổng kết quá trình cách mạng ở nước ta từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và rút ra 5 bài học kinh nghiệm.
Về quá trình cách mạng từ năm 1930 đến nay, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chấm dứt thời kỳ đô hộ của chế độ thực dân cũ; đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước; những thắng lợi của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới: đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh CNH, HĐH, vị thế trên trường quốc tế ngày được nâng cao.
Những thắng lợi giành được hơn 80 năm qua đã đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến, trở thành một nước độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Về những bài học kinh nghiệm mà Cương lĩnh đã rút ra, chúng ta cần nghiên cứu và vận dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đó là:
- Phải nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân
- Không ngừng củng cố, tăng cường đòan kết: đòan kết tòan đảng, đòan kết tòan dân, đòan kết dân tộc, đòan kết quốc tế. Bởi lẻ, đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và là nguồn sức mạnh to lớn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Tổng kết quá trình cách mạng để mọi người chúng ta càng tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc, càng quý trọng hơn và ra sức gìn giữ những thành quả mà cha anh ta đã đổ bao máu xương, công sức mới có được. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình cách mạng là tài sản quý báu, là hành trang cho chúng ta đi tiếp con đường mà nhân dân, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đó là con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. (còn tiếp)
 
 
Tin: Trần Văn Út- Trưởng ban TG

Số lượt người xem: 18606    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày