Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
4
6
8
9
3
Tin tức sự kiện 03 Tháng Sáu 2011 10:05:00 SA

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (phát triển năm 2011): Mục tiêu, phương hướng cơ bản

Cương lĩnh đề ra mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

 

Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN.
Để đạt được các mục tiêu trên, chúng ta phải quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau:
Một là, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế, phát triển khoa học công nghệ. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị và nghĩa vụ của mọi công dân.
Hai là, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.     
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngòai được khuyến khích phát triển; quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XH.
 Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa nghèo bền vững, giảm dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, tòan vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Phát triển kinh tế xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Nâng cao vị thế của đất nước. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Phát huy vai trò của MTTQ VN, các đòan thể nhân dân trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của đòan viên, hội viên, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN cửa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Tổ chức và họat động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công (Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp), phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Tám là, xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam TSVM.
Đảng Công sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo xã hội. Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo; giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong họat động của Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái.  (còn tiếp)
 
 
Tin: Trần Văn Út- TBTG

Số lượt người xem: 11288    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày