Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
1
8
3
3
8
3
5
Tin tức sự kiện 13 Tháng Bảy 2011 7:55:00 SA

Định hướng phát triển KT-XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. (tiếp theo kỳ trước)

7. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế.
Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển văn hóa, xã hội. Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng XH ngay trong từng bước và chính sách phát triển. Nâng cao thu nhập và chất lượng sống của nhân dân, thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo, có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị. Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập; phát triển hệ thống an sinh XH, bảo hiểm. Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, chú trọng xây dựng nhân cách con người VN. Đẩy mạnh phòng chống tội phạm và tệ nạn XH…

 

8. Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh, TW, có lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế. Phấn đấu đến năm 2020 các xã, phuờng có bác sĩ. Phát triển mạnh y tế dự phòng. Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và tầm vóc con người Việt Nam. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình…
9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện về nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thiện phổ cập mầm non 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học & THCS với chất lượng ngày càng cao. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học...
10. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.
Hướng trọng tâm hoạt động KH - CN vào phục vụ CNH, HĐH. Tăng nhanh năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm. Gắn các mục tiêu nhiệm vụ KHCN với các mục tiêu, nhiệm vu phát triển KT - XH. Phát triển mạnh thị trường KHCN. Đẩy mạnh nghiên cứu - triển khai, ứng dụng công nghệ, chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực KHCN làm nền tảng cho phát triển kinh tế tri thức như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường… 
11. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
Gắn mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển KT - XH. Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng. Quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Hạn chế và tiến tới không xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu… 
12. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tăng cường tiềm lực quốc phòng để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng an ninh với phát triển KT - XH. Xây dựng lực lượng Quân đội, Công an vững mạnh toàn diện, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan. Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao của nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế, văn hóa. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư.
 
 
 

Tin: Trần Văn Út- TBTG.QU


Số lượt người xem: 3797    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày