Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
0
2
8
1
8
Tin tức sự kiện 12 Tháng Chín 2012 8:30:00 SA

Công tác phối hợp truyền thông lồng ghép giới về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và Dân số KHHGĐ

 

Trong công tác phối hợp tuyên truyền lồng ghép trong giới phụ nữ trên địa bàn quận là những phương pháp tiếp cận toàn diện hơn, nhằm thay đổi tư duy và cách thức hành động để giải quyết triệt để những nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới trong toàn xã hội, ở mọi ngành mọi cấp nhằm đưa vào mục tiêu về giới vào trong đường lối, chính sách, các dự án và các hoạt động của quận hội, đảm bảo việc thực thi các thể chế, chính sách và triển khai đề án “giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” đáp ứng nhu cầu, lợi ích của tất cả các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội để tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng được hưởng một cách bình đẳng.
 
Mục tiêu của lồng ghép giới:
                                Sự công nhận của xã hội và đạt được vị thế bình đẳng giữa nam và nữ;
                                Sự tham gia bình đẳng của nam và nữ vào quá trình ra quyết định;
                                Nam và nữ được hưởng thụ bình đẳng các quyền con người;
                                Phụ nữ và nam giới được bình đẳng tiếp cận và kiểm soát các cơ hội, nguồn lực và quyền lực;
                                Nam và nữ bình đẳng về chất lượng cuộc sống;
                                Giảm đói nghèo hiệu quả;
                                Bảo đảm tăng trưởng và phát triển bền vững hơn.
               
Trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) khi lồng ghép giới giữa phụ nữ và nam giới đều được bình đẳng trong quá trình ra quyết định thực hiện các hành vi dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tiếp cận và thực hiện quyền về sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình của mình. Nam giới là đối tác quan trọng, cùng tham gia, cùng chia sẽ với phụ nữ về các công việc trong gia đình, trong xã hội và trong lĩnh vực sinh đẻ, tình dục, chăm sóc con cái, làm cho chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của cá nhân và gia đình được nâng cao.
Yêu cầu đối với cán bộ hội cơ sở phải là những người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình DS – KHHGĐ tại cơ sở, tuyên truyền, vận động, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình. Do vậy để thực hiện được bình đẳng giới trong lĩnh vực DS-KHHGĐ/SKSS đòi hỏi họ cũng là người trực tiếp thực hiện việc lồng ghép giới vào các hoạt động DS-KHHGĐ/SKSS ở địa phương.
 
                Để có thể thực hiện được việc lồng ghép giới vào các hoạt động DS-KHHGĐ/SKSS ở cơ sở đòi hỏi CBCS phải có nhạy cảm giới, nghĩa là phải nhận biết được những nhu cầu riêng biệt của phụ nữ và nam giới, nhận biết được vấn đề nào trong thực tế có bất bình đẳng giới, có sự phân biệt, đối xử không công bằng, đặc biệt là việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và quyết định, nhận thức được các định kiến về giới đang tồn tại ở địa phương… đó chính là cản trở lớn đối với việc thực hiện bình đẳng giới.
                Trong hoạt động hằng ngày, từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, tuyên truyền, vận động, giám sát, kiểm tra… cán bộ cơ sở cần luôn quan tâm đến nhu cầu của cả nam và nữ, phải suy nghĩ làm thế nào để thay đổi được các quan niệm sai lệch về vai trò giới, thay đổi được các định kiến giới, đưa ra các hoạt động cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương mình và giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động đó nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới.
                Ví dụ: Hiện nay vẫn còn quan niệm là con trai phải là chủ trong gia đình, con trai mới có quyền nối dõi tông đường, do vậy các gia đình đã có 2 con gái thường cũng mong muốn sinh thêm được một đứa con trai. Cán bộ cơ sở phải nhận biết được đây chính là rào cản về giới, gây nên tình trạng “ trọng nam khinh nữ”.
 
Làm thế nào để thay đổi được quan niệm này? trước đây, người phụ nữ ở nhiều nơi chỉ biết phục tùng các mệnh lệnh của người chồng, họ không có quyền quyết định các công việc chính của gia đình. Khi bị đánh đập họ cũng cam chịu, không báo với cơ quan có liên quan và những người xung quanh để được trợ giúp và bảo vệ. Đây chính là hiện tượng bất bình đẳng giới, vì người phụ nữ không biết được là họ có quyền như nam giới trong gia đình và trong xã hội và vì quan niệm lâu đời là người phụ nữ phải phụ thuộc vào chồng, việc bị đánh đập là chuyện gia đình không muốn cho ai biết… Do vậy để thay đổi thì một trong những hoạt động người cán bộ cơ sở cần làm là thông tin, tuyên truyền cho cộng đồng, cho cả phụ nữ và nam giới biết được quyền của phụ nữ, để họ có thể tự bảo vệ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực, thay đổi những quan niệm sai lệch trong gia đình và xã hội.
 
Sự cần thiết phải lồng ghép giới vào các hoạt động dân số - kế hoạch hoá gia đình sức khoẻ sinh sản ở cơ sở. Nói đến vấn đề về bất bình đẳng giới là một trong những yếu tố tác động đến tình trạng dân số và SKSS. Các hiện tượng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực DS-KHHGĐ/SKSS hiện nay vẫn còn phổ biến như:
                - Việc mang thai và sinh đẻ tuy là thiên chức của phụ nữ, nhưng khi nào thì sinh và sinh bao nhiêu, thường do người chồng hoặc gia đình người chồng quyết định, chứ không phải người phụ nữ được quyết định. Để giãn khoảng cách sinh, hoặc không sinh con thì phải sử dụng các biện pháp tránh thai, nhưng việc quyết định có sử dụng hay không lại thường do người chồng, gia đình nhà chồng quyết định. Vai trò của nam giới tham gia vào KHHGĐ còn hạn chế, phụ nữ được coi là người phải chịu trách nhiệm thực hiện KHHGĐ. Do mong muốn có con trai nên khi mang thai con gái thường bị nạo bỏ, hậu quả là mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng gia tăng, chưa thể khống chế được.
                - Về sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em gái thường dễ bị mắc các bệnh đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì họ không được quyền chủ động quyết định trong việc sinh hoạt tình dục. Họ không thể thuyết phục chồng mình hay bạn tình sử dụng bao cao su hay phương tiện tránh thai, để phòng tránh thai và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS.
                - Lồng ghép giới vào các hoạt động DS-KHHGĐ/SKSS ở cơ sở là một yêu cầu cấp thiết, nhằm khắc phục bất bình đẳng giới, đem lại lợi ích cho cả hai giới và toàn xã hội, giúp đạt được các mục tiêu về DS-KHHGĐ/SKSS một cách bền vững hơn, duy trì tác động bền vững của những kết quả đạt được. Sức khoẻ, hạnh phúc của phụ nữ và nam giới được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng dân số và chất lượng nguồn lao động trong tương lai.
                - Về hậu quả của việc không lồng ghép giới tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em gái, ảnh hưởng đến chất lượng dân số và nguồn lao động, ảnh hưởng đến các cơ hội học tập, chăm sóc y tế của cả hai giới, tăng chi phí không cần thiết, như chi phí chăm sóc sức khoẻ do đẻ hoặc nạo phá thai nhiều lần, chi phí chữa chạy vết thương do bạo lực về giới, chữa các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, HIV v.v…
- Sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ cản trở sự tham gia của lực lượng lao động nữ vào các hoạt động xã hội. Phụ nữ ít có điều kiện, cơ hội phát huy tài năng của mình, mặc dù không có hoạt động nào mà chỉ có sự tham gia của một giới, trong khi tỷ lệ nữ giới chiếm hơn một nửa dân số.
                - Việc nạo phá thai gái để lựa chọn con trai vẫn tiếp tục diễn ra; trẻ em gái ít được quan tâm về suy dinh dưỡng, làm xấu đi tình trạng sức khoẻ và học vấn, giảm cơ hội tìm kiếm việc làm sau này; tăng mức chết của trẻ em đặc biệt là trẻ em gái; tăng bệnh tật ở phụ nữ đặc biệt là các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV và do đó, khó có thể thực hiện được mục tiêu về bình đẳng giới và không thấy được trách nhiệm của nam giới trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ.
Bài: Trần Phượng (Y Tế)

Số lượt người xem: 3760    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày