Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
4
2
0
8
8
Tin tức sự kiện 11 Tháng Tư 2013 9:15:00 SA

Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 - việc làm hợp lòng dân

 

Hơn ba tháng qua, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tập trung nghiên cứu thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Là người dân, chúng tôi hiểu được việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này, đã thể hiện sự dân chủ rộng rãi trong nhân dân; phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Điều người dân chúng tôi tâm đắc và đánh giá cao việc làm của Đảng bộ chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, đó là sự cầu thị, chân thành, mong muốn người dân thành phố tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thông qua nội dung thư ngỏ và việc gởi đến từng hộ dân bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng phiếu lấy ý kiến đóng góp. Việc làm này đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân nghiên cứu, góp ý; phát huy quyền làm chủ của và tinh hoa trí tuệ trong nhân dân; dân chủ thực sự được mở rộng.
Đối với nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chắc chắn có nhiều ý kiến đóng góp để bản Dự thảo hoàn thiện hơn, song nội dung cơ bản của Dự thảo đã được nhân dân đồng thuận cao. Một trong những nội dung người dân quan tâm và động thuận cao nhất đó là nội dung điều 4 và điều 21của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đối với điều 4, việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là đúng đắn. Vì mục tiêu của Đảng là làm cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc, ai cũng có công ăn, việc làm, ai được học hành…, nhân dân là người làm chủ đất nước - đây là khát vọng ngàn đời của người dân Việt Nam. Lịch sử Việt Nam cũng đã chứng minh, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mới lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trải qua 83 năm hình thành và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn sát cánh cùng dân tộc, kiên trì đi theo con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”; xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với mục tiêu lý tưởng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn được nhân dân tin tưởng, yêu mến và một lòng theo Đảng. Những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới, cũng như sự vững vàng vượt qua những khó khăn trước tình trạng suy thoái toàn cầu những năm qua, đó là nhờ sự ổn định về chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, tôi và hầu hết người dân Việt Nam tự nguyện thừa nhận sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, để đưa đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh và vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.        
Đối với điều 21, lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta đặt vấn đề quyền sống của con người; điều này thể hiện tính nhân văn, coi trọng con người, đề cao con người, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người. Đây là sự đổi mới và tiến bộ trong quá trình lập Hiến của ta.
Chúng ta tin tưởng rằng, với sự quan tâm, trách nhiệm của người dân trong việc đóng góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ủy Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân - đó là những tinh hoa, trí tụê; từ đó xây dựng nên một bản Hiến pháp hoàn chỉnh, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân và được nhân dân đồng thuận cao.                          
Tin: Tuấn Kiệt

Số lượt người xem: 4536    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày