Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
4
0
0
1
4
Tin tức sự kiện 24 Tháng Tư 2013 9:20:00 SA

Hướng về cội nguồn dân tộc

 

"Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba", câu ca đã được lưu truyền bao đời nay chính là lời nhắc nhở để con dân nước Việt luôn luôn nhớ rằng, chúng ta cùng một Tổ tiên, cùng chung một cội nguồn.
 Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán - An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập". Thời Hồng Đức Hậu Lê, năm thứ nhất (1470), bằng việc hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố soạn “Ngọc phả cổ truyền về mười tám đời Thánh Vương Triều Hùng” thì vị thế Đền Hùng thờ các Vua Hùng được xác lập vững vàng trên nền tảng pháp lý của Nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam. Đầu thế XX, dưới triều Nguyễn, năm 1917 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp. Thay vì ý thức hệ tâm linh và truyền thống văn hóa dân tộc. Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay khi mới lên ngôi, đã từng bước xác lập "ngọc phả" về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước.
Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử dân tộc sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL-CTN cho công chức nghỉ ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương. Cuộc kháng chiến kéo dài suốt 9 năm chống thực dân Pháp (1945 - 1954) khiến cho nước chưa bình yên, dân chưa hạnh phúc vậy nên công chức chưa được nghỉ lễ trong ngày Giỗ Tổ. Ngày 2/4/2007, Quốc hội khóa XI (kỳ họp thứ 11) đã Thông qua Luật sửa đổi bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động: "Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương".
Từ đó, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Quốc lễ, mang ý nghĩa bản sắc văn hóa, thể hiện được thần thái Quốc hồn của dân tộc. Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, đồng bào từ khắp mọi miền trong cả nước lại rủ nhau về lại Đền Hùng thuộc làng Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao (nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) tỉnh Phú Thọ trẩy hội, thắp hương thành kính lễ tổ tiên, tưởng nhớ công đức to lớn của các Vua Hùng dựng nước.    
 BBT Bản tin quận

Số lượt người xem: 5053    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày