Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
8
6
1
9
9
Tin tức sự kiện 19 Tháng Mười Hai 2013 8:10:00 SA

Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2013: 10 thực hiện Pháp lệnh Dân số.

 

Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9-01-2003, Chủ tịch nước công bố ngày 22-01-2003 và có hiệu lực từ ngày 01-5-2003. Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số cũng được Chính phủ ban hành từ ngày 16-9-2003, tính đến nay đã 10 năm đi vào đời sống. Dự án Pháp lệnh dân số được chính phủ chỉ định soạn thảo từ năm 1999, sau hơn 20 lần biên soạn và chỉnh sửa, tiếp thu ý kiến của nhiều chuyên gia, cuối cùng chính thức ra đời gia đình ồm 7 chương, 40 điều. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và thông qua theo quy trình mới (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật), trong đó, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội chịu trách nhiệm chính để tiếp thu, chỉnh lý nội dung Pháp lệnh và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
Dấu mốc quan trọng: Trong hơn 40 năm thực hiện công tác dân số, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) ở nước ta đã có những Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề về DS-KHHGĐ của Đảng, Nhà nước được ban hành. Tuy vậy, Pháp lệnh dân số là văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến nay đề cập một cách toàn diện vấn đề dân số. Công tác dân số ở nước ta đến nay đã gặt hái được nhiều thành tích to lớn. Vào năm 1999, lần đầu tiên tổ chức Liên hiệp quốc đã quyết định trao giải thưởng dân số cho Việt Nam. Các thống kê mới nhất cho thấy công tác DS-KHHGĐ của nước ta đã đạt được thành công vượt bậc so với kế hoạch đề ra. Nước ta sẽ đạt mức sinh thay thế (2 con/1 cặp vợ chồng) sớm hơn 10 năm so với mục tiêu của chiến lược DS-KHHGĐ đã đặt ra trước đây.
Tuy nhiên trong thực tế hơn 10 năm đầu của Thế kỷ 21, công tác DS-KHHGĐ ở nước ta vẫn chủ yếu tập trung cho mục đích giảm sinh, trong khi vấn đề dân số không phải chỉ là kế hoạch hóa gia đình, là giảm sinh mà bao hàm cả mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, phân bổ dân cư, an sinh cho người cao tuổi, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của dân số cả nước. Việc điều chỉnh quy mô và cơ cấu dân số của một quốc gia khoảng 90 triệu dân như nước ta hiện nay là điều không đơn giản.
Qua 13 năm thực hiện Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng lần IV về DS-KHHGĐ giai đoạn 1993-2000, chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010, vấn đề dân số được xem xét toàn diện hơn, đã chuyển dần mục tiêu kiểm soát số lượng sang mục tiêu nâng cao chất lượng dân số. Hiện nay, vấn đề vế quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư đang được nhà nước ta quan tâm hơn nhằm tạo ra những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển.
Cấm phổ biến, chẩn đoán giới tính thai nhi: Qua số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009 và các nghiên cứu dự báo trong những năm gần đây được ngành Thống kê công bố cho thấy: nước ta đang mất cân đối về giới tính trên phạm vi toàn quốc. Công tác điều tra nhân khẩu học năm 2012 khẳng định các tỉnh, thành phố có tỉ số giới tính khi sinh bình quân ở mức 115/100, (bé trai/bé gái). Tình trạng này đang xuất hiện trong nhiều địa phương trong cả nước …. Bài học của nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc đã cho thấy những tác hại của sự mất cân bằng giới tính thông qua các biện pháp can thiệp của con người nhằm lựa chọn giới tính (chọn con trai). Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có hiện tượng xuất bản một số sách, báo, tạp chí với nội dung giới thiệu và phổ biến các biện pháp tạo giới tính thai nhi. Mặc dù dư luận không đồng tình nhưng chúng ta chưa thể xử ký triệt để vấn đề này. Do đó việc cấm tuyên truyền, phổ biến các phương pháp chọn giới tính thai nhi được thể hiện rõ trong Pháp lệnh Dân số thời gian qua là rất cần thiết.
Hạn chế số con: Nội dung Pháp lệnh Dân số vẫn quy định việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số thông qua chương trình vận động KHHGĐ. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện những cam kết quốc tế mà nước ta đã từ ký năm 1994, Pháp lệnh Dân số phải có quy định về quyền sinh sản, nhưng vẫn gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện quy mô gia đình ít con của mỗi cặp vợ chồng. Quy mô gia đình ít con đã được giải thích và quy định rõ trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Từ trước đến nay, công tác DS- KHHGĐ luôn được coi là một cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và cộng đồng thông qua các điều lệ, quy ước riêng để vận động thực hiện. Cán bộ, công chức, đảng viên phải tuân theo quy định của Pháp lệnh Công chức, Điều lệ Đảng hoặc người dân phải tuân theo các quy định trong hương ước của địa phương. Pháp lệnh Dân số chính là cơ sở pháp lý vững chắc cần được tiếp tục duy trì và đưa nó hòa nhập vào đời sống của từng gia đình, từng người dân trong những năm tiếp theo.
Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26-12, việc thực hiện Pháp lệnh Dân số của Quận 12 trong 10 năm qua đã đạt được những thành tích đáng kể như:
          Tỷ lệ sinh: Trong giai đoạn 2003 – 2005, tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục theo xu hướng giảm, nhưng giảm chậm và biến động, năm 2012 tăng cao là 10,94%o, tuy nhiên chúng ta vẫn thực hiện được chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh là 0,4%o/ năm theo chỉ tiêu thành phố giao. Tổng tỷ suất sinh (số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) của quận có xu hướng giảm từ 2,28 con năm 2003 xuống còn là 2,06 con vào năm 2012. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên: Đây là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện kết quả của công tác DS – KHHGĐ trong việc vận động thực hiện quy mô gia đình 1 – 2 con. Theo báo cáo thống kê của các phường, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên của quận liên tục giảm trong năm 2005 đến năm 2011; năm 2012 tăng 4,87%/4% chỉ tiêu thành phố giao. Như vậy, tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là trong hai năm 2011 - 2012 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng gia tăng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên (18 trường hợp) . Xét về mặt số lượng, tuy số cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 không nhiều so với tổng số người sinh con thứ 3 nhưng ảnh hưởng rất lớn đến công tác vận động thực hiện DS-KHHGĐ, bởi vì cán bộ và Đảng viên là tấm gương để nhân dân noi theo.Theo quy định của Đảng, Ủy ban kiểm tra Quận ủy đã ra quyết định xử lý kỷ luật 18 đảng viên, trong đó hình thức khiển trách 09 đảng viên, cảnh cáo 9 đảng viên.
Qua việc thực hiện chính sách dân số, về các vấn đề an sinh xã hội, một vấn đề bức xúc đang đặt ra với công tác dân số KHHGĐ nữa là dấu hiệu mất cân bằng giới tính khi sinh. Kết quả thống kê dân số hàng năm cho thấy 6 phường: TTN, HT, TTH, APĐ, TMT, và THT có tỷ số giới tính khi sinh ở mức 115 đến 128 bé trai/100 bé gái, hiện tượng mất cân bằng về giới tính khá nghiêm trọng ở một số địa phương, có nơi lên tới 135 bé trai/100 bé gái (bình thường 106/100).
Nguyên nhân hiện tượng này là do tâm lý bất bình đẳng giới còn tồn tại phổ biến trong nhân dân, trong khi đó các quy định của Pháp lệnh Dân số về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi không được hướng dẫn đầy đủ. Ngày 17/5/2006, Bộ Y tế đã có công văn số 3698/BYT-SKSS, nhắc nhở các bệnh viện trong ngành thực hiện quy định về cấm lựa chọn giới tính thai nhi của Pháp lệnh Dân số.
Về vấn đề phân bố dân cư và di dân:Do tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, những năm vừa qua tình trạng di dân từ khu vực nông thôn đến đô thị và các khu công nghiệp, để tìm việc làm đã diễn ra khá phổ biến và đặt ra nhiều vấn đề đối với quản lý nhà nước cũng như từ phía người dân. Chỉ tính riêng di dân đến quận 12, mỗi năm trung bình có khoảng 15.000 dân. Đây là vấn đề tất yếu của quá trình phát triển, góp phần phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động. Tuy nhiên, việc di dân này đã làm tăng quá nhanh dân số vùng đô thị trong khi cơ sở hạ tầng đô thị phát triển chưa theo kịp nên đã xuất hiện một số vấn đề bức xúc như sau:Khó quản lý, tiếp cận người di cư, do họ thường xuyên thay đổi chỗ ở. Lao động ở các khu công nghiệp và người di cư nói chung gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở (50 – 70% ở nhà tạm), các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng được yêu cầu, tác động xấu tới chất lượng dân số; đăng ký hộ khẩu, hộ tịch gặp nhiều vướng mắc, trong khi đó các dịch vụ xã hội lại gắn liền với hộ khẩu... Đa số các địa phương còn lúng túng trong việc tổ chức, cung cấp dịch vụ xã hội cho lao động nhập cư....
- Qua 10 năm tổ chức thực hiện pháp lệnh Dân số và các văn bản Luật liên quan đã làm chuyển biến rõ nét nhận thức của nhân dân về công tác Dân số - KHHGĐ, các quyền lợi chính đáng của nhân dân được đảm bảo, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân được cải hiện, chất lượng dân số được nâng cao; các quyền cơ bản của con người được đảm bảo. Sau khi ban hành Pháp lệnh dân số, nhất là từ khi có Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, công tác tuyên truyền về dân số đã được chú trọng, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, UBND phường đã vận động nhân dân tự nguyện thực hiện quy mô gia đình hạnh phúc, có từ 1 đến 2 con. Đặc biệt ngành dân số đã và đang tiếp tục thực hiện và mở rộng chương trình lồng ghép truyền thông dân số với việc triển khai chiến dịch đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản về vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. UBND phường đã chủ động phối hợp với UBMTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Thông qua tuyên truyền, các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tổ, khu phố văn hóa, mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên được thành lập và nhân rộng, thu hút hàng ngàn cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tham gia.Tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đoàn thể đưa chỉ tiêu không sinh con thứ 3 trở lên vào điều lệ, hương ước, quy ước của tổ dân phố, khu phố làm tiêu chuẩn để xét công nhận cá nhân, gia đình văn hoá, phường văn hóa, cơ quan, đơn vị thực hiện nếp sống văn minh đô thị và trong việc xem xét, đánh giá đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
                                                                             Hồng Khanh (VHTT).

Số lượt người xem: 3855    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày