Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
1
8
2
6
4
6
4
Tin tức sự kiện 18 Tháng Hai 2014 4:40:00 CH

Nghị định 179/2013/NĐ-CP của chính phủ:"mạnh tay" với vi phạm về bảo vệ môi trường.

 

Từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 đến nay, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đầu tiên là Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 (Nghị định 81) có 44 điều, quy định mức phạt tối đa là 70 triệu/đồng. Sau đó, ngày 31/12/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 117/2009/NĐ-CP (Nghị định 117) thay thế Nghị định 81/2006/NĐ-CP. Nghị định 117 có 61 điều, quy định mức phạt tối đa theo Nghị định 117 là 500 triệu đồng.
Gần đây nhất, ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 179/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 117, có hiệu lực từ ngày 30/12/2013. Nghị định 179 có 74 điều, quy định mức phạt tối đa lên đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Ngoài việc tăng mức phạt tối đa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức phạt đối với từng hành vi cụ thể theo quy định tại Nghị định 179 cao hơn hàng chục lần so với các Nghị định trước đây. Ví dụ cụ thể:

       Mức phạt
Hành vi
Nghị định 81
 
Nghị định 117
Nghị định 179
Xả nước thải vượt quy chuẩn dưới 2 lần với lưu lượng 60 m3/ngày đêm
2 đến 5 triệu đồng
2 đến 10 triệu đồng
50 đến 100 triệu đồng
Gây tiếng ồn với mức ồn 105 dB trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ
1 đến 3 triệu đồng
30 đến 50 triệu đồng
120 đến 140 triệu đồng

Bên cạnh việc xử phạt rất nặng, Nghị định 179 còn có quy định nhiều hình thức phạt bổ sung mới so với các nghị định xử phạt trước đây như:
-         Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.
-         Đình chỉ hoạt động từ 6 đến 12 tháng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không có bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc phê duyệt; thải khí thải, nước thải vượt quy chuẩn môi trường cho phép nhiều lần.
-         Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi xả nước thải, khí thải, bụi không đạt quy chuẩn ra môi trường.
Có thể nói Nghị định 179 là Nghị định “mạnh tay” nhất đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ khi Luật bảo vệ môi trường 2005 có hiệu lực đến nay. Việc ban hành Nghị định 179 thể hiện quan điểm kiên quyết của Chính phủ trong việc xử lý đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Hy vọng rằng với sự “mạnh tay” của Nghị định 179, các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây ô nhiễm môi trường sẽ thay đổi nhận thức và có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác bảo vệ môi trường để có thể phát triển bền vững.

BTT


Số lượt người xem: 4953    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày