Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
4
2
4
1
4
Tin tức sự kiện 19 Tháng Mười 2015 3:00:00 CH

Doanh nhân dùng chữ tâm để quản lý doanh nghiệp

Ông Trương Anh Tài nhận hoa chúc mừng của BCH Công đoàn cơ sở Công ty TNHH May Phúc Vinh

“Lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thường thể hiện ở sản phẩm, công nghệ, phương thức quản lý…, những điều đó đều do con người tạo nên và nếu giá trị đích thực của doanh nghiệp không dựa trên chữ tâm thì rất khó để doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý, điều hành sản xuất và một tập thể lao động toàn tâm, toàn ý với  mình.” Đó chính là suy nghĩ và cũng là phương châm để xây dựng và quản lý, điều hành công ty của ông Trương Anh Tài - Giám đốc Công ty TNHH May Phúc Vinh (phường Thới An, Quận 12).

Có gần 10 năm làm Trưởng phòng Nhân sự cho Công ty may nước ngoài, 3 năm trở lại đây, ông mạnh dạn mở một công ty may cho riêng mình tại Củ Chi. Công ty TNHH May Phúc Vinh ra đời được ông Tài vận dụng những kinh nghiệm quản lý, điều hành khi được làm việc với những chủ đầu tư nước ngoài trong suốt quá trình làm thuê có được. Đến năm 2013, Công ty nước ngoài chuyển đổi phương hướng sản xuất, trên nền tảng cơ sở vật chất, đội ngũ công nhân, công nghệ sản xuất đã ổn định của công ty cũ, ông Tài mạnh dạn chuyển công ty Phúc Vinh xuống địa bàn Quận 12 để thuận tiện cho việc phát triển kinh doanh và khoác một chiếc áo mới lên ngôi nhà thứ hai mà ông đã gắn bó và tâm huyết nhiều năm. Lúc này, trách nhiệm của cá nhân ông Tài đối với công ty, đối với 300 công nhân đã gắn bó với mình không chỉ đơn giản là một bổn phận mà còn là yếu tố sống còn của công ty. Không nao núng, loay hoay tìm phương thức lãnh đạo, ông Tài dùng chính cái tâm của mình để gắn kết các công nhân và lãnh đạo doanh nghiệp thành một tập thể. Không phải là một việc làm gì quá cao xa, mà ngay chính trong những cách ứng xử của ông Tài đối với công việc hàng ngày, những người lao động trong công ty đều cảm nhận được chữ tâm mà ông dành cho họ. Đúng ngày 10 tây hàng tháng, các công nhân được lãnh lương chứ không phải là công ty “phát lương” hay “trả lương” cho họ. Ông Tài quan niệm, tiền lương là kết quả của một quá trình lao động và người công nhân xứng đáng được nhận khoản thu nhập của chính họ, và tiền lương cũng là sự chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp với người lao động, Doanh nghiệp phải có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận một cách trân trọng nhất. Ông luôn coi những vui buồn của công nhân như chuyện vui buồn của những người thân trong gia đình. Như trường hợp một chị công nhân quê ở miền Tây bị bệnh nặng, nhận được tin báo của công đoàn, ông Tài cùng Chủ tịch công đoàn công ty đã kịp thời mang một số tiền của Công ty và Công đoàn hỗ trợ và quyên góp của tập thể Cán bộ -  Công nhân đến thăm, cho chị chữa bệnh. Ông chia sẽ với họ rằng, ông đi là để tận mắt nhìn thấy những cảnh đời còn lắm cơ cực và vất vả của công nhân mình, đi để cảm nhận và cùng đồng hành với ho, để san sẽ một phần nào khó khăn trong cuộc sống hàng ngày trong điều kiện có thể. Hàng tháng ông đều dành thời gian xuống nhà ăn ăn cơm cùng với công nhân, dùng phần cơm như những công nhân ăn hàng ngày, có như vậy ông mới có thể hiểu được những chính sách chăm lo của công ty đến công nhân đã phù hợp chưa, có đáp ứng được nhu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe lao động cho công nhân hay không, và hơn hết, đây là những dịp để một người chủ doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn, gắn bó hơn xóa bỏ khoảng cách giữa ông và người lao động của mình.

Thông qua tổ chức đảng, Công đoàn và chi đoàn công ty, các chế độ chính sách chăm lo và thực hiện các trách nhiệm xã hội được ông Tài quan tâm tạo điều kiện hoạt động hiệu quả nhất vì ông coi người lao động là nguồn nhân lực là tài sản vô giá, là nhân tố quyết định sự thành đạt của doanh nghiệp. Để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, ngay từ những ngày đầu, ông đã mạnh dạn đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội vối WRAP trong đó bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc của WRAP về thực hiện trách nhiệm xã hội như Ngăn cấm lao động cưỡng bức; Ngăn cấm lao động trẻ em; Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi; Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc; tự do hội đoàn, thu nhập và phúc lợi,chính sách an ninh nhà máy… và đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn WRAP hàng năm, có giá trị toàn cầu đối với những đơn hàng gia công xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước Châu Âu. Giấy chứng nhận không chỉ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận về cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hoạt động xuất khẩu trên toàn cầu mà hơn hết, đó chính là lương tâm, là trách nhiệm mà một người đứng đầu doanh nghiệp muốn cam kết với người lao động của mình và với toàn xã hội.

                                                Hồng Liên (BT) 


Số lượt người xem: 2511    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày