Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
3
8
4
5
0
Hướng dẫn thực hiện pháp luật 05 Tháng Giêng 2022 3:10:00 CH

Lựa chọn giới tính trước sinh gây mất cân bằng giới tính, hệ lụy và mức xử phạt

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, khi siêu âm có thể cho biết giới tính của bào thai từ giai đoạn sớm. Nhiều gia đình bằng mọi cách muốn biết được giới tính thai nhi từ sớm để can thiệp lựa chọn giới tính. Trong đó nếu thai nhi có giới tính không mong muốn, họ sẽ lựa chọn loại bỏ (phá thai). Sự lựa chọn này sẽ để lại hệ lụy cho sức khỏe người mẹ cũng như sự mất cân bằng giới tính để lại hậu quả lâu dài cho xã hội...

Theo mục 7 về Phá thai an toàn tại Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” thì tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần đều là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có không ít gia đình quyết định bỏ thai khi thai đã ngoài 22 tuần. Nếu bệnh viện từ chối vì vi phạm luật, thì thai phụ vẫn có nhiều cách để phá bỏ thai nhi, thậm chí họ tìm đến cả những cơ sở y tế không đảm bảo chuyên môn.

Những hệ lụy “không ai gánh thay” cho phụ nữ:

Phá thai gây ra hậu quả rất khó lường cho phụ nữ, bởi các thủ thuật như vậy có khả năng xảy ra tai biến.

Nếu cứ cố để sinh bằng được con trai, người phụ nữ có thể phải bỏ thai nhiều lần. Sau mỗi lần bỏ thai, là một lần đau đớn về thể xác và tinh thần. Bị nhiễm trùng, nguy cơ gây vô sinh thứ phát, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Khá nhiều thai phụ sau khi bỏ thai, bị mắc bệnh trầm cảm, không thể mang thai, phải đi điều trị.

Ngoài ra chi phí cho mỗi lần mong mỏi có con trai cũng rất lớn. Nếu dùng các biện pháp can thiệp y học, nếu nhẹ thì phải dùng hormone, đi canh trứng, xét nghiệm sớm giới tính thai nhi. Trong một số trường hợp (không hiếm gặp), nếu xét nghiệm không chính xác (do thai nhi còn nhỏ) thì nguy cơ bỏ thai oan.

Nếu sử dụng biện pháp IVF có lựa chọn giới tính, có thể tiêu tốn đến vài trăm triệu, nhưng không phải 100% các trường hợp đều đạt được mong muốn.

Việc mong mỏi có con trai cũng dẫn đến nuôi dạy con không công bằng, cưng chiều con trai quá mức, sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm sinh lý của các con gái và tính hiếu thắng, độc tôn của trẻ trai.

Mức xử phạt với hành vi lựa chọn giới tính trước sinh:

Về lĩnh vực quản lý, Nghị định 117/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 15/11/2020, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Trong đó có quy định về xử phạt với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Theo đó:

- Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

- Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

- Phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi; cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi; nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

Ngoài ra, có thể bị phạt đến 20 triệu đồng với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng quy định áp dụng mức phạt:

- Phạt tiền đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

- Phạt tiền từ 7-10 triệu đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

- Phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính./.

(Nguồn tham khảo: Trang Sức khỏe và đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, https://suckhoedoisong.vn/)

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN


Số lượt người xem: 447    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày