Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
2
7
6
3
7
Hướng dẫn thực hiện pháp luật 08 Tháng Sáu 2018 7:30:00 SA

Phòng, chống mua bán người

         Trong những năm gần đây, mua bán người đã trở thành một vấn nạn, gây bức xúc trong toàn xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Tình hình tội phạm mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp; tính chất và thủ đoạn hoạt động ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt; nhiều trường hợp có tổ chức chặt chẽ và có tính xuyên quốc gia. Đáng chú ý là đã xuất hiện một số đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng cho các bệnh viện tư, dẫn đến nạn nhân bị tử vong.

           * Thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người:

          Đối tượng phạm tội mua bán người có thể là người lạ, bạn bè hoặc người quen, thậm chí cả người thân. Thủ đoạn hoạt động của bọn chúng thường là:

          - Hứa hẹn giới thiệu việc làm nhàn hạ, có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng…

           - Rủ đi làm ăn buôn bán gần khu vực biên giới

          - Giới thiệu lấy chồng nước ngoài giàu có.

          - Núp dưới hình thức đi du lịch, xuất khẩu lao động, du học theo các tổ chức lừa đảo ở trong nước hoặc nước ngoài

          - Làm quen qua mạng (chat), giả vờ yêu đương rồi rủ rê lên các tỉnh biên giới chơi, mua sắm đồ và lừa bán.

           - Thông qua mạng Internet, mạng điện thoại di động để lừa thanh niên “nghiện game” bán ra nước ngoài hoặc bán cho các nhà nghỉ, khách sạn… tại những nơi nghỉ mát, trung tâm du lịch.

          - Môi giới xin, nhận con nuôi.

          - Bắt cóc trẻ em, phụ nữ một mình, lang thang, cơ nhỡ nơi bến tàu, bến xe…

          - Hứa hẹn giúp đỡ những phụ nữ lầm lỡ hoặc có hoàn cảnh éo le, khó khăn về kinh tế để môi giới, lừa bán trẻ sơ sinh hoặc trẻ còn trong bào thai.

          - Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn giúp đỡ về tiền bạc rồi đẩy họ vào con đường sa ngã hoặc bị lệ thuộc và chúng.

          - Làm quen với những phụ nữ có con nhỏ, lợi dụng họ sơ hở để chiếm đoạt con và dung giấy tờ giả mạo để đem bán.

* Hậu quả của mua bán người:

          - Đối với nạn nhân:

          + Bị bóc lột sức lao động, làm những công việc nặng nhọc, quá sức.

          + Bị hành hạ đánh đập tàn nhẫn

          + Bị thương tích, tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong.

          + Bị cưỡng bức, bóc lột tình dục…

          + Có nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền tình dục, HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn.

          + Mất cơ hội học hành.

          + Bị tước mất quyền công dân và quyền con người.

          + Tinh thần suy sụp, lo âu, sợ hãi.

          + Mặc cảm, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống.

          + Khó hoà nhập với cuộc sống và cộng đồng.

          + Dễ sa vào các tệ nạn xã hội: mại dâm, ma tuý… hoặc trở thành kẻ bôn bán người. Đối với gia đình:

          + Tốn kém tiền bạc, thời gian và sức lực để tìm kiếm người than. + Hạnh phúc bị tan vỡ, con cái thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ.

          + Các thành viên trong gia đình sống trong lo âu, mặc cảm.

          + Người thân đi tìm người nhà dễ có nguy cơ trở thành nạn nhân. Đối với xã hội:

          + Gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.

          + Làm thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

          + Tăng gánh nặng kinh tế trong địa phương trong việc giải quyết hậu quả của nạn nhân buôn người.

          + Làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

          Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều lỗ lực trong công tác phòng chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em.

           Luật phòng, chống mua bán người: Luật phòng, chống mua bán người có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

           Luật gồm 8 chương, 58 điều, quy định rõ việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm phạm luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống mua bán người. Trong đó:

Điều 3. Các hành vi nghiêm cấm

          1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự

          2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

          3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

          4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

          5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

          6. Trả thủ, đe doạ trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.

          7. Lợi dung hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.

          8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này

          9. Kỳ thị, phân biệt, đối xử với nạn nhân.

          10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ, hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.

          11. Giả mạo là nạn nhân.

          12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán

          1. Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản.

          2. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này

          3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

          4. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

          5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 119 và Điều 120 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009)

Điều 119. Tội mua bán người

          1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai đến bẩy năm.

          2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:

          a, Vì mục đích mại dâm;

          b, Có tổ chức;

          c, Có tính chất chuyên nghiệp;

          d, Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

          e, Đối với nhiều người;

          f, Phạm tội nhiều lần;

          3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

          1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

           2. Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

          a, Có tổ chức;

          b, Có tính chất chuyên nghiệp;

          c, Vì động cơ đê hèn;

          d, Đối với nhiều trẻ em;

          e, Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

          f, Để đưa ra nước ngoài

          g, Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

          h, Để sử dụng vào mục đích mại dâm;

          l, Tái phạm nguy hiểm;

          j, Gây hậu quả nghiêm trọng;

          3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ một năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến 5 năm./.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 12


Số lượt người xem: 1102    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày