Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
1
8
2
5
5
1
9
Văn hóa xã hội 07 Tháng Chín 2018 9:30:00 SA

Những sẻ chia kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thành phố

Mặc dù là ngôi trường có nhiều học sinh cá biệt, nhưng trong nhiều năm qua Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Quận 12 (trước là Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận 12) luôn dẫn đầu thành phố về thành tích trong giảng dạy và học tập. Chỉ tính trong 2 năm học 2017, 2018, toàn Trung tâm có hơn 40 học sinh giỏi cấp thành phố và hơn 200 học sinh giỏi cấp trường với 14 giáo viên chuyên trách bồi dưỡng đầy nhiệt huyết, tận tâm yêu nghề. Trong đó có nhiều thầy cô đã có nhiều năm công tác trong ngành và là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố như cô Nguyễn Thị Minh Trang, Hồ Nguyễn Hồng Thương, Lê Thị Kiều Oanh, Lê Thị Dịu, Vương Thị Thu Tường, Lê Thị Tuyến, Hoàng Thị Tâm, thầy Nguyễn Quốc Dũng, Hồ Tường Long… Nhân dịp năm học mới chuẩn bị khai giảng, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc những chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của một số giáo viên đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và đặc biệt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của quận.

Khen thưởng giáo viên dạy giỏi năm 2018

Cô Lê Thị Tuyến, sinh năm 1985, vào ngành năm 2008, từ năm 2010 đến nay cô luôn được khen thưởng là giáo viên bộ môn có tỉ lệ tốt nghiệp đạt điểm cao và nhiều năm liền được khen thưởng giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đạt tỉ lệ 100%. Cô Tuyến cho biết: Khi vào đây, tôi nhận thấy đối tượng học sinh ở đây rất đa dạng, rất cá biệt, nhiều em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, nên các em bị khủng hoảng tâm lí, mặt khác, nhiều gia đình đến từ các vùng miền khác nhau về thành phố sinh sống, vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, vận dụng những phương pháp như dạy học theo dự án, thảo luận nhóm… để làm cho bài dạy không nhàm chán. Dù dạy học sinh trên lớp hay bồi dưỡng học sinh giỏi thì tôi luôn cố gắng giúp các em hiểu được ý nghĩa của việc học, ý nghĩa cũng như thành quả của sự cố gắng, giúp các em nhận thức được các em học tốt không chỉ bản thân các em hạnh phúc mà còn là niềm hạnh phúc, tự hào của thầy cô, của ba mẹ và của tất cả mọi người xung quanh các em. Đặc biệt trong quá trình dạy tôi luôn có sự động viên, khuyến khích các em dù đó chỉ là một sự tiến bộ rất nhỏ… chính vì thế mà hầu hết học sinh ở những lớp mà tôi giảng dạy các em luôn cố gắng vươn lên để đạt được thành tích tốt nhất.

Cô Đỗ Thị Nương, sinh năm 1981, nhiều năm liền là GV bộ môn đạt tỉ lệ cao trong kì thi tốt nghiệp THPT, GV bồi dưỡng học sinh giỏi cấp thành phố, riêng năm học 2016 - 2017, có 5 em thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12 và cả 5 em đều đạt cao với 1 giải Nhất, 3 giải Nhì và 1 giải Ba. Năm 2017 - 2018 cũng có 5 em dự thi, một em thủ khoa toàn thành phố môn Lịch sử, 1 giải Nhì và 3 giải Ba.

Cô chia sẻ: "Sở dĩ các em đạt giải cao cấp thành phố là do sự nỗ lực, cố gắng của bản thân các em, sự quan tâm của gia đình và Nhà trường. Bản thân giáo viên được phân công bồi dưỡng như chúng tôi cũng phải chú ý tuyển chọn đội ngũ học sinh. Giáo viên phải giảng làm sao để học sinh hiểu vấn đề, bản chất của sự kiện lịch sử. Từ kiến thức cơ bản, học sinh phải sâu chuỗi được vấn đề, luyện và làm được các dạng bài tập, các câu hỏi, đặc biệt câu hỏi vận dụng, tư duy..." Từ những kinh nghiệm giảng dạy như trên, nhiều năm liền cô được đánh giá là giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở từ năm 2012 đến năm 2018, là chiến sĩ thi đua cấp thành phố năm 2014 - 2015, nhận bằng khen của Bộ Giáo dục năm 2017, nhận Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.

Cô Vương Thị Thu Tường, sinh năm 1974, Cử nhân khoa học ngành Ngữ văn, đã chia sẻ kinh nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như sau: "Với vai trò là giáo viên bộ môn, tôi luôn tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp những phương pháp giảng dạy mới phù hợp với đặc thù bộ môn, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp chấn chỉnh thái độ học tập cũng như đạo đức những học sinh cá biệt, lười học. Khi dạy cần đọc truyền cảm tác phẩm văn học cho học sinh của mình cảm nhận. Nếu là tác phẩm văn xuôi cần phải xác định và đọc những đoạn văn tiêu biểu, còn nếu là thơ, cần đọc cả bài và nhấn mạnh các từ quan trọng. Sau đó, các từ ngữ khó hiểu, cần phải giải thích cắt nghĩa rõ ràng, nhằm giúp các em hiểu sâu từng “góc cạnh” của tác phẩm văn học… Tuy nhiên học văn nếu chỉ chú ý vào nội dung bài giảng, cách thức giảng bài không thôi chưa đủ. Quan trọng là, cần phải kiểm tra các em cảm thụ những điều đó ở mức độ nào. Từ đó tôi hướng dẫn các em diễn đạt ý hiểu của mình bằng những câu ngắn gọn. Học sinh sẽ phải tư duy để lựa chọn những từ ngữ để trình bày quan điểm của mình. Ngoài ra, tôi còn trình bày đầy đủ vấn đề được đề cập, giúp học sinh tri giác, cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại; cảm nhận được hình tượng nghệ thuật trong sự toàn vẹn của các chi tiết, các liên hệ. Thế nên, kĩ năng viết câu sẽ đạt tới mức độ chuẩn xác. Được biết, mỗi năm lớp bồi dưỡng của cô đều có học sinh đạt học sinh giỏi cấp thành phố, cụ thể năm 2016 - 2017 có 04 học sinh, năm 2017 - 2018 có 03 học sinh.

Còn cô Hoàng Thị Tâm, sinh năm 1995, giáo viên bộ môn Địa lý đã cho biết kinh nghiệm giảng dạy phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả cao như sau: "Theo tôi GV cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng tháng, tuần và cụ thể từng buổi học, phải có nội dung cụ thể rõ ràng cho từng bài và có minh chứng, dẫn chứng, có bài tập và hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách học, cách tiếp thu kiến thức để khái quát nhất về chương trình học và mối quan hệ giữa các nội dung trong toàn bộ chương trình, từ đó các em sẽ tự tìm kiếm kiến thức, tìm mối liên hệ và luôn có cách nhìn nhận vấn đề riêng của bản thân, GV luôn đặt niềm tin, khuyến khích các em trong quá trình học tập, tạo động lực cho các em phấn đấu và nỗ lực vươn lên, đưa ra cách học tập phù hợp cho mỗi đối tượng học sinh."

Anh Tuấn


Số lượt người xem: 1436    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày