|
|
|
|
|
|
|
|
TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mong nhận được phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo các nội dung sau đây:
- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sách nhiễu, gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...
- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Phản ánh, kiến nghị được tiếp nhận theo một trong các cách thức sau:
- Gửi qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn
- Gửi đến Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố
- Địa chỉ: Số 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại chuyên dùng: (028) 38.230.436
- Địa chỉ thư điện tử: thutuchanhchinh.ubnd@tphcm.gov.vn
Lưu ý:
- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;
- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
|
|
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
|
|
4. Đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng hệ thống chính trị
4.1. Kết hợp đạo đức với pháp luật xây dựng bộ máy Nhà nước liêm chính phục vụ Tổ quốc và Nhân dân có hiệu quả
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cách mạng đã xóa bỏ kiểu chính phủ cai trị dân của đế quốc, phong kiến. Nay Đảng phải xây dựng chính phủ kiểu mới hoạt động theo pháp luật và trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức cách mạng. “Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ Nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”. Chính phủ phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân thì phải liêm chính, biết làm việc. Được Quốc hội giao trách nhiệm thành lập Chính phủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Tuy trong quyết định không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết. Theo lời quyết nghị của Quốc hội, Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất của nước nhà”. Để xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động có hiệu quả, Người nêu rõ: “Cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân. “Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm, cũng phải hóa ra LIÊM. Vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Nhà nước cần biết cách làm cho người dân thực sự có quyền lực, mở rộng dân chủ để dân tham gia hoạch định chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, Hiến pháp nước ta cần có nội dung: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của Nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước”. Để bộ máy Nhà nước trong sạch, thật sự phục vụ Nhân dân, mỗi công dân cần phải kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí và nâng cao cảnh giác đề phòng địch phá hoại. “Các cơ quan phụ trách cần phải nghiêm khắc ngăn ngừa tham ô, lãng phí và kịp thời thi hành kỷ luật đối với những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổi”.
4.2. Định hướng xây dựng đạo đức trong Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị - xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ định hướng phấn đấu của các cán bộ, đảng viên, đoàn viên trong Mặt trận và các đoàn thể, đó là: Cán bộ, đảng viên của Mặt trận phải thông suốt và thực hiện đúng chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời phải giải thích cho mọi người hiểu thật thấu và làm cho đúng. Phải đi đường lối Nhân dân, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép Nhân dân. Công đoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng…, công nhân phải hiểu mình là chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là vẻ vang, phải giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí, phải bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Hội Nông dân thì phải tổ chức nông dân thật chặt chẽ. Đoàn kết nông dân thật khăng khít. Huấn luyện nông dân thật giác ngộ. “Lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của nông dân, của Tổ quốc”. Đoàn Thanh niên cần làm đầu tàu, làm gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Phải thực hiện khẩu hiệu “Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm”. “Nhiệm vụ của thanh niên là ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội”. “Đoàn Thanh niên Lao động cần phải phụ trách: Việc tổ chức và giáo dục cho tốt các cháu nhi đồng, chuẩn bị cho các cháu ấy mai sau trở nên những đoàn viên tốt. Việc đẩy mạnh phong trào đời sống mới một cách thiết thực và liên tục, từ việc nhỏ đến việc to”. Hội Phụ nữ thực hiện các nhiệm vụ là: (1) Thắt chặt mối đoàn kết giữa các tầng lớp phụ nữ trong nước, giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ các nước bạn cùng phụ nữ dân chủ thế giới. (2) Thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. (3) Hăng hái tham gia chính quyền. (4) Giúp đỡ bộ đội. (5) Bảo vệ nhi đồng. (Còn tiếp)
BBT
|
|
Số lượt người xem:
884
|
|
|
|
|
|