Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
8
7
9
2
9
8

Tên cơ quan                  : Ủy ban nhân dân phường Đông Hưng Thuận – Quận 12

Địa chỉ                           : 70/42 đường ĐHT 11, khu phố 11, P.ĐHT, Q.12

Điện thoại                      : 028.37150.422

Fax                                : 028.37152.760

Thư điện tử                    : donghungthuan.q12@tphcm.gov.vn

Cổng Dịch vụ công trực tuyến : http://phuongdonghungthuan.gov.vn

 

1. Quá trình hình thành và phát triển

Phường Đông Hưng Thuận là phường nằm ở phía Đông Nam Quận 12, là cửa ngõ nối liền Quận 12 với các quận trung tâm của thành phố.

+ Phía Đông giáp phường Tân Thới Hiệp – Quận 12, phường 12 - quận Gò Vấp, phường 15 - quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Tây giáp phường Tân Hưng Thuận - Quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Nam giáp phường Tân Thới Nhất - Quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Bắc giáp phường Trung Mỹ Tây, phường Tân Chánh Hiệp – Quận 12 - thành phố Hồ Chí Minh.

+ Diện tích đất tự nhiên là 255,95 ha, trong đó: Diện tích đất ở là: 132,22 ha; diện tích đất nông nghiệp: 19,01 ha; diện tích đất chuyên dùng: 102,24 ha; diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng: 1,16 ha.

Đông Hưng Thuận là một trong những địa danh xuất hiện khá sớm của vùng đất Hóc Môn – Bà Điểm. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với những mốc son lịch sử trong phong trào đấu tranh cách mạng. Đảng bộ và nhân dân phường Đông Hưng Thuận đã góp phần không nhỏ vào cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bất diệt. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Đông Hưng Thuận tiếp tục được nâng cao thể hiện qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập năm 1975, Đảng bộ và nhân dânphường Đông Hưng Thuận nhanh chóng ổn định tình hình, khắc phục hậu quả chiến tranh, cùng với các xã của huyện Hóc Môn (sau này một phần được tách ra để thành lập Quận 12, trong đó có phường Đông Hưng Thuận) tập trung phát triển kinh tế, chăm lo đời sống văn hóa xã hội cho Nhân dân, giữ vững quốc phòng, an ninh và xây dựng củng cố hệ thống chính trị vững vàng.

Theo Nghị định số 143/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ, phường Đông Hưng Thuận (cũ) được tách ra thành 2 phường: phường Tân Hưng Thuận và phường Đông Hưng Thuận (mới).

Căn cứ Nghị quyết số 26/2008/NQ-QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Căn cứ Quyết định số 34/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành Quy chế làm việc (mẫu) của Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh thì Ủy ban nhân dân phường Đông Hưng Thuận là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở cấp địa phương. Ủy ban nhân dân phường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Quận 12, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy phường. Ủy ban nhân dân phường Đông Hưng Thuận được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: “Tập trung dân chủ”. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người đứng đầu lãnh đạo và điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân phường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường.

- Kinh tế - Văn hóa – Xã hội: Trên địa bàn phường hiện có 01 Trường Cao đẳng; 02 Trường Trung cấp chuyên nghiệp; 02 trường THPT dân lập; 01 trường THCS dân lập; 02 trường THCS công lập; 03 trường Tiều học công lập; 01 trường MG công lập; 03 MN công lập; 03 trường MN ngoài công lập, 01 nhóm trẻ; 8 lớp mẫu giáo ngoài công lập, 02 lớp MN ngoài công lập; 05 chùa, 01 tịnh thất, 03 cơ sở thờ tự, 01 Nhà thờ (Giáo xứ Chợ Cầu), 01 nhóm Tin Lành (Giê Hô Va), 01 Nhà dòng tu (Đa Minh Phú Cường), 01 nhà vuông (Họ Nguyễn); 01 Dinh (Nguyễn Ảnh Thủ) và 01 Đình (Đồng Tiến). Hiện nay, có 1.239 doanh nghiệp, 1.271 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động, trong đó chủ yếu là các ngành nghề về thương mại – dịch vụ. Tỷ lệ phủ mạng lưới nước sạch đạt 100%, tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt 87,96%. Tính đến ngày 31/12/2023, phường Đông Hưng Thuận có 14.595 hộ với 53.027 người, mật độ hơn 20.778 người/km2 trong đó: Nhân khẩu thường trú: 7.601 hộ với 32.946 người; nhân khẩu tạm trú: 6.994 hộ với 20.081 người.

- Cải cách hành chính: UBND phường thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho người dân trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của UBND phường, trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố Hồ Chí Minh và Cổng dịch vụ công quốc gia. Hiện có 56/160 TTHC do các cơ quan thẩm quyền ban hành đã được chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ được cập nhật trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố Hồ Chí Minh và Cổng dịch vụ công quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và công chức tham mưu dễ xử lý hồ sơ trên hệ thống theo quy định, đảm bảo các TTHC được người dân cung cấp đủ và đúng quy định, tránh tình trạng công chức phường yêu cầu người dân cung cấp hồ sơ nằm ngoài quy định.

Trong những năm qua, công tác cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, xây dựng quy trình, thủ tục giải quyết các công việc của tổ chức công dân theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được Ủy ban nhân dân phường đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực, thời gian giải quyết thủ tục hành chính được rút ngắn, tạo sự thuận lợi cho nhân dân. Tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ giải quyết thủ tục hành chính được cải thiện rõ nét, tạo được niềm tin và sự đồng tình ủng hộ trong Nhân dân. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý bước đầu được thực hiện đã góp phần mang lại lợi ích thiết thực, giúp nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm kinh phí hoạt động.

2. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ:

2.1. Cơ cấu tổ chức:

 

2.2.    Chức năng, nhiệm vụ:

Ủy ban nhân dân phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 59 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Điều 8, 9 Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh; Điều 18, Điều 19 Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.

2. Lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định;

Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương;

Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt.

3. Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trên địa bàn.

4. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở phường trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của Nhân dân; tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả; định kỳ hàng tháng hoặc khi thấy cần thiết thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các hoạt động của Ủy ban nhân dân phường để các tổ chức này biết và phối hợp, vận động Nhân dân chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG