Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
0
3
6
7
7
2

 

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA PHÒNG TƯ PHÁP
 
A. Giới thiệu chung
Phòng Tư pháp quận 12, thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 02-7-2008 của Ủy ban nhân dân quận 12 về việc thành lập Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân quận.
Phòng Tư pháp tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 06/2009/QĐ-UBND ngày 09-7-2009 của Ủy ban nhân dân quận 12 quy định về tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp.
I. Vị trí và chức năng:
1. Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác tư pháp và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn theo quy định.
2. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hàng năm về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước được giao.
3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Phòng.
5. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp xây dựng quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì xây dựng;
b) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành theo quy định của pháp luật; góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và hướng dẫn của Sở Tư pháp.
6. Về thi hành văn bản quy phạm pháp luật:
a) Theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn;
b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp.
7. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành; hướng dẫn công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành;
b) Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.
8. Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
b) Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp huyện;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật;
10. Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
11. Về chứng thực:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
b) Thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;
c) Thực hiện chứng thực một số việc khác theo quy định của pháp luật.
12. Về quản lý và đăng ký hộ tịch:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và đăng ký hộ tịch cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã;
b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý các sổ sách, biểu mẫu về hộ tịch; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch theo quy định pháp luật;
d) Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định của pháp luật (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).
13. Hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý:
Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên;
Thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
14. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
15. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã.
16. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về hoạt động tư pháp trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong hoạt động tư pháp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
17. Quản lý biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
18. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
19. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
III. Tổ chức hoạt động, biên chế:
1. Biên chế:
Phòng Tư pháp có Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 06 cán bộ, công chức. Cụ thể:
1.1. Trưởng Phòng                                        : Huỳnh Phương Hoàng
1.2. Phó Trưởng Phòng                                 : Trương Thành Tài
1.3. Phó Trưởng Phòng                                 : Hồ Quốc Việt
1.4. Chuyên viên                                           : Hàn Trần Ngọc Quý
1.5. Chuyên viên                                          : Huỳnh Thị Mai Xuân
1.6. Nhân viên                                              : Hồ Tấn Thành
1.7. Nhân viên                                              : Nguyễn Thị Thủy Tiên
1.8. Nhân viên                                              : Phạm Ngọc Hòa
1.9. Nhân viên                                              : Cao Hà Đức Trọng.
2. Tổ chức hoạt động:
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
Các Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật.
Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
Biên chế của Phòng Tư pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.
IV. Phân công nhiệm vụ:
1. Ông Huỳnh Phương Hoàng - Trưởng Phòng Tư pháp
                - Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của đơn vị.
- Trực tiếp chỉ đạo các mảng công tác kiểm tra văn bản, tư vấn pháp luật, Thi đua khen thưởng và tài chính.
                - Phụ trách chung hoạt động các phường: Trung Mỹ Tây, Đông Hưng Thuận và Hiệp Thành.
2. Ông Hồ Quốc Việt - Phó Trưởng Phòng Tư pháp
                - Chỉ đạo trực tiếp các mảng công tác: tuyên truyền, hòa giải, ký chứng thực các trường hợp thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp, quản lý các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn quận 12 và công tác trợ giúp pháp lý.
                - Thay Trưởng Phòng ký các văn bản trong phạm vi được Trưởng Phòng phân công hoặc được ủy quyền và điều hành mọi hoạt động của Phòng Tư pháp khi Trưởng Phòng vắng.
                - Là người phát ngôn chính thức của phòng, giữ nhiệm vụ là Thường trực Lãnh đạo phòng.
                - Điều hành hoạt động các chuyên viên phụ trách các lĩnh vực được phân công theo Thông báo này.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng về các lĩnh vực phụ trách.
- Phụ trách theo dõi hoạt động các phường: Tân Thới Nhất, Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp và Tân Thới Hiệp.
3. Ông Trương Thành Tài – Phó Trưởng Phòng Tư pháp
                - Chỉ đạo trực tiếp công tác Hộ tịch, Tổng hợp, theo dõi tình hình thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, ký chứng thực các trường hợp thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp.
                - Phụ trách theo dõi hoạt động các phường: Thới An, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và An Phú Đông.
                - Thay Trưởng Phòng ký các văn bản trong phạm vi được Trưởng Phòng phân công hoặc được ủy quyền và điều hành mọi hoạt động của Phòng Tư pháp khi Trưởng Phòng vắng.
- Điều hành hoạt động các chuyên viên phụ trách các lĩnh vực được phân công theo Thông báo này.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng về các lĩnh vực phụ trách.
4. Nhiệm vụ các Chuyên viên, nhân viên Phòng Tư pháp
                a. Chuyên viên Hàn Trần Ngọc Quý
                Phụ trách các mảng công tác như sau: công tác Trợ giúp pháp lý, quản lý các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn quận, công tác văn thư, hỗ trợ công tác kiểm tra văn bản, tư vấn pháp luật và quản lý con dấu của cơ quan.
                b. Chuyên viên Huỳnh Thị Mai Xuân
                Phụ trách các mảng công tác như sau: Hộ tịch, kế toán, quản lý kho của đơn vị, quản lý biểu mẫu hộ tịch và quản lý công sản.
c. Nhân viên Cao Hà Đức Trọng:
                Phụ trách các mảng công tác như sau: Công tác tuyên truyền, công tác hòa giải cơ sở.
                d. Nhân viên Hồ Tấn Thành
                Phụ trách các mảng công tác như sau: kiểm tra văn bản, tư vấn pháp luật, thi đua khen thưởng, theo dõi tình hình thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, công tác cải cách hành chính và công tác ISO của phòng.  
                đ. Nhân viên Nguyễn Thị Thủy Tiên:
                Phụ trách các mảng công tác như sau: Kế toán, quản lý Tủ sách pháp luật.
e. Nhân viên Phạm Ngọc Hòa:
Phụ trách các mảng công tác như sau: Tham mưu tổng hợp, hỗ trợ công tác hộ tịch.
                5. Trách nhiệm chung của các Phó Trưởng phòng, chuyên viên, nhân viên Phòng Tư pháp
                5.1. Các Phó Trưởng phòng định kỳ ngày 10 tây hàng tháng phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng và chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng.
5.2. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các chuyên viên, nhân viên Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về các lĩnh vực do mình phụ trách.
                Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2010 trình các Phó Trưởng Phòng phụ trách phê duyệt (cụ thể từng tháng, từng quý).
                Căn cứ chương trình, kế hoạch đã được duyệt và kết quả công tác năm 2010, lãnh đạo phòng sẽ xem xét đánh giá cán bộ công chức cuối năm và xét đề nghị các danh hiệu thi đua.
                5.3. Ngoài các nhiệm vụ được phân công như trên các chuyên viên, nhân viên Phòng Tư pháp còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo, trong quá trình tác nghiệp tùy tình hình thực tế trưởng phòng sẽ quyết định điều chỉnh nhiệm vụ của các phó trưởng phòng và các chuyên viên cho thích hợp.
B. Những thành tích nổi bật trong thời gian qua, phương hướng và nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015:
1. Những thành tích nổi bật trong thời gian qua
Trong hoaït ñoäng cuûa Ngaønh töø ngaøy 01/4/1997 ñeán nay ñaõ ñöôïc UBND quaän xeùt taëng giaáy khen cho 72 löôït taäp theå vaø 131 löôït caù nhaân, 01 chieán syõ thi ñua 3 naêm lieàn, 01 chieán syõ thi ñua 2 naêm lieàn, 10 caù nhaân ñöôïc STP taëng giaáy khen, 01 taäp theå Phoøng vaø 01 caù nhaân ñöôïc UBND.TP tặêng baèng khen, 02 caù nhaân ñöôïc Boä Tö phaùp taëng baèng khen. 
Từ giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2009, Phòng Tư pháp là đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, được Sở Tư pháp thành phố công nhận đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các năm, xếp loại A, A1.
2. Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn năm 2010- 2015
2.1. Công tác văn bản:  
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận giải quyết các tranh chấp đất đai và xử lý các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, góp ý và thẩm định các văn bản pháp quy theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan, phòng, ban, ngành hữu quan.
- Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn quận ban hành.
- Thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn quận 12.
2.2. Công tác tuyên truyền
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm.
Tổ chức và phối hợp với các đơn vị, phòng, ban trong quận triển khai tổ chức một số nội dung tuyên truyền theo kế hoạch tuyên truyền đã đề ra.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền (tuyên truyền miệng, phát thanh, phát tài liệu, hội thi, hội thảo…). Phối hợp với bản tin quận định kỳ tuyên truyền bằng hình thức in ấn các nội dung luật để nhân dân trên địa bàn quận kịp thời nắm bắt được những quy định pháp luật.
Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn quận.
2.3. Công tác Hộ tịch và công tác Chứng thực
Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho UBND các phường, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phường và thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ ở các phường để kịp thời chấn chỉnh các sai sót nếu có. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và đơn giản hóa thủ tục hồ sơ hành chính của ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi liên hệ giải quyết hồ sơ hành chính.
Thụ lý giải quyết hồ sơ chứng thực, hộ tịch theo đúng quy trình ISO khi có yêu cầu.
2.4. Công tác Trợ giúp pháp lý
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân 11 phường khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý tại từng địa phương, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí lưu động tại 11 phường trên địa bàn quận.
- Kết hợp với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để tổ chức trợ giúp pháp lý nhằm đảm bảo các chỉ tiêu do Sở Tư pháp đề ra.
- Phối hợp với trung tâm TGPL thành phố tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ công tác viên TGPL của quận.
2.5. Công tác xây dựng ngành
- Tiếp tục bổ sung đầy đủ nhân sự của phòng, kiện toàn và cũng cố nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành.
- Thường xuyên quan tâm quán triệt tinh thần cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thực hiện văn minh trong công sở cho đội ngũ cán bộ công chức của phòng và cán bộ tư pháp hộ tịch 11 phường.
- Cử cán bộ, công chức tham dự các lớp học nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp tập huấn do Sở Tư pháp tổ chức.
- Duy trì chế độ họp giao ban định kỳ hàng quý, kịp thời phổ biến, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho tư pháp phường.
2.6. Công tác thi đua khen thưởng
Tổng kết hoạt động công tác Tư pháp hàng năm.
Tổ chức kiểm tra, kiện toàn công tác tư pháp 11 phường nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót nếu có, đồng thời khen thưởng những đơn vị điển hình trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.
 
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Lầu 2, số 01 Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại                                                             : 08.3891.7447
Fax:                                                                      : 08.3891.7447
Email                                                 : Phongtuphapq12@tphcm.gov.vn