Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
1
7
5
8
2
4
2

 

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA XÂY DỰNG QUẬN 12 

- Thanh tra Xây dựng quận được thành lập theo Quyết định số 449/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND quận 12 trên cơ sở tổ chức lại bộ máy của Đội Quản lý trật tự đô thị cũ. Là cơ quan tham mưu quản lý nhà nước lĩnh vực trật tự xây dựng, trật tự lòng lề đường và công tác thi hành quyết định hành chính.
- Thanh tra Xây dựng quận hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 449/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 trong đó có nêu rõ quy chế phối hợp, mối quan hệ công tác giữa Thanh tra Xây dựng quận với các sở-ngành thành phố có liên quan, với các phòng, ban trực thuộc quận và các ban-ngành đoàn thể phường, UBND phường, Thanh tra Xây dựng phường.
1/ Về tổ chức bộ máy:
Thanh tra Xây dựng quận hiện có 22 cán bộ-cộng tác viên, trong đó có 18 biên chế (Ngạch chuyên viên A1: 12; chuyên viên A0: 02 và ngạch cán sự: 04), còn lại là 5 cộng tác viên (Hiện đang chuẩn bị thi công chức là 04 người), lãnh đạo Thanh tra Xây dựng quận tổ chức bộ máy thành 05 tổ chuyên môn như sau:
1.1/ Tổ văn phòng: Gồm 4 đồng chí, Tổ Văn phòng có trách nhiệm:
- Tổ chức quản lý công văn đến, công văn đi, lưu trữ hồ sơ theo quy định, quản lý mạng, tham mưu văn bản theo quy định.
- Trang bị vật dụng, phương tiện phục vụ nhu cầu công tác của Thanh tra Xây dựng.
- Quản lý, sử dụng con dấu cơ quan theo quy định.
- Tham mưu thực hiện liên quan công tác kế toán, thủ quỹ cơ quan.
1.2/ Tổ Thi hành quyết định: Gồm 3 đồng chí, Tổ Thi hành quyết định có trách nhiệm:
- Tham mưu, tổ chức thi hành các quyết định hành chính có hiệu lực thi hành theo quy chế hoạt động của Thanh tra Xây dựng.
- Tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý vi phạm lĩnh vực môi trường.
- Phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Lập thủ tục tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định.
1.3/ Tổ Thanh tra cơ động: Gồm 4 đồng chí, Tổ Thanh tra cơ động có trách nhiệm:
- Tham mưu thành lập đoàn Thanh tra, đoàn kiểm tra và tổ chức thanh-kiểm tra theo quy định.
- Tham mưu các văn bản, kế hoạch; chủ động lên lịch kiểm tra công tác trật tự lòng lề đường
- Tuần tra, kiểm tra đột xuất địa bàn, kiểm tra các trường hợp có phản ánh của nhân dân; thanh kiểm tra một số trường hợp theo chỉ đạo của lãnh đạo Thanh tra Xây dựng quận.
- Tham mưu, giải quyết các trường hợp có khiếu nại, đơn thư phản ánh của người dân (phản ánh qua điện thoại hoặc bằng văn bản).
- Tham mưu xử lý các trường hợp lấn chiếm sông rạch (các trường hợp còn tồn đọng).
1.4/ 02 Tổ kiểm tra xây dựng:  Tổ kiểm tra xây dựng số 1 và Tổ kiểm tra xây dựng số 2 có trách nhiệm:
- Tổ chức kiểm tra xây dựng, tham mưu xử lý vi phạm trên địa bàn phụ trách.
- Kiểm tra, tham mưu xử lý vi phạm lấn chiếm sông rạch trên địa bàn phụ trách.
2/ Về nhân sự Thanh tra Xây dựng phường
Tổ Thanh tra Xây dựng phường hoạt động theo quy chế phối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 449/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007. Thanh tra Xây dựng mới được UBND Thành phố bổ sung thêm 63 biên chế. Hiện nay Thanh tra Xây dựng quận đang phối hợp phòng Nội vụ để phân bổ biên chế Thanh tra Xây dựng các phường và luân chuyển cán bộ theo quy định. Đồng thời Thanh tra Xây dựng quận thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho Thanh tra Xây dựng các phường học tập, chuẩn hóa để thi công chức theo quy định.
3/ Kết quả thực hiện:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Quận ủy, Thường trực UBND quận, kịp thời chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý trật tự đô thị về xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh tra Xây dựng quận và Thanh tra Xây dựng phường hoàn thành nhiệm vụ; công tác trật tự xây dựng được chấn chỉnh và từng bước ổn định, tình hình vi phạm xây dựng giảm đáng kể.
Thanh tra Xây dựng quận và Thanh tra Xây dựng phường tăng cường kiểm tra xử lý ngay từ ban đầu, xử lý kiên quyết tất cả các trường hợp vi phạm. So sánh với số liệu vi phạm xây dựng 9 tháng đầu năm 2009 có giảm (giảm 62 trường hợp so với 09 tháng đầu năm 2008), 9 tháng đầu năm 2009, tỉ lệ chấp hành quyết định (kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế) đạt 74.7% (năm 2008 đạt 69%). Ngoài ra, Thanh tra Xây dựng quận, Thanh tra Xây dựng phường còn kịp thời phát hiện và ngăn chặn ngay từ ban đầu nhiều trường hợp vi phạm.
- Việc tuyên truyền về các quy định pháp luật, chính sách nhà đất, công khai quy hoạch, cải cách các thủ tục hành chính, rút ngằn thời gian giải quyết hồ sơ,... đã góp phần nâng cao nhận thức, chấp hành các quy định pháp luật về xây dựng trong nhân dân. Do đó, số lượng công trình xây dựng có giấy phép xây dựng quận hoặc đơn sửa chữa có thuận cho sửa chữa của UBND phường ngày càng tăng cao.
- Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007; Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ quy định xử lý nhanh vi phạm trật tự xây dựng đô thị tạo điều kiện thuận lợi trong việc ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
- UBND phường và Thanh tra Xây dựng quận có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm, có quy chế cụ thể. Các đơn vị, cá nhân tham gia xử lý xem công tác xử lý vi phạm là nhiệm vụ chung, cùng nhau tham gia, giữ vững trật tự kỷ cương pháp luật nên ngày càng nâng cao trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3.1 Công tác Quản lý trật tự đô thị về xây dựng:
Công tác quản lý trật tự xây dựng trong những năm qua luôn được chấn chỉnh từng bước ổn định, các trường hợp vi phạm được kiểm tra và xử lý kịp thời, tình hình vi phạm xây dựng giảm và được xử lý kiên quyết.
Năm 2007: có 318 trường hợp vi phạm. Kết quả chấp hành quyết định sau khi đã xử lý: 119/318 trường hợp, chiếm tỷ lệ 37%;
Năm 2008: có 400 trường hợp vi phạm. Kết quả chấp hành quyết định sau khi đã xử lý: 293/400 trường hợp, chiếm tỷ lệ 73,25%;
Năm 2009: có 282 trường hợp vi phạm. Kết quả chấp hành quyết định sau khi đã xử lý: 228/282 trường hợp, chiếm tỷ lệ 80,8%;
6 tháng đầu năm 2010: có 139 trường hợp vi phạm. Kết quả chấp hành quyết định sau khi đã xử lý: 88/139 trường hợp, chiếm tỷ lệ 63,3%;
Kết quả xử lý, chấp hành quyết định năm sau đạt hiệu quả cao hơn so với năm trước.Bên cạnh đó, do việc xử lý kiên quyết nên người dân chấp hành lập thủ tục xin phép xây dựng ngày càng nhiều (qua kiểm tra năm 2007: có 11 giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp, có 3778 giấy phép xây dựng do UBND quận cấp, 1219 trường hợp UBND phường thuận cho sữa chữa; năm 2008: có 11 giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp, 4470 giấy phép xây dựng do UBND quận cấp, 1495 trường hợp UBND phường thuận cho sữa chữa; năm 2009: có 10 giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp, có 3081 giấy phép xây dựng do UBND quận cấp, 1342 trường hợp UBND phường thuận cho sữa chữa; 6 tháng đầu năm 2010 có 1147 giấy phép xây dựng do UBND quận cấp, 527 trường hợp UBND phường thuận cho sữa chữa). Ngoài ra, Thanh tra xây dựng quận, Thanh tra xây dựng phường tăng cường kiểm tra kịp thời phát hiện và ngăn chặn ngay từ ban đầu (khi mới có dấu hiệu vi phạm) nhiều trường hợp khác và các trường hợp này đã chấp hành ngưng xây dựng hoặc lập thủ tục xin phép xây dựng theo qui định.
3.2. Công tác quản lý trật tự lòng lề đường:
Thanh tra xây dựng quận tham mưu UBND quận và chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch lập lại trật tự lòng lề đường các điểm vi phạm nghiêm trọng, phức tạp. Tình hình mua bán lấn chiếm lòng lề đường trên địa bàn quận từng bước được chấn chỉnh, một số điểm vi phạm nghiêm trọng đã được xử lý dứt điểm và giảm đáng kể (điểm mua bán trung chuyển rau tự phát khu vực Cầu Trường Đai và cầu vượt Tân Thới Hiệp, điểm mua bán tự phát khu vực: Gò Sao, đường TCH 21 và TTH 07). Ngoài ra, Thanh tra xây dựng phối hợp Khu quản lý Giao thông đô thị, Đội Cảnh sát Giao thông trật tự (Công an quận 12), Đội Cảnh sát Giao thông số 5, Đội Cảnh sát Giao thông số 6 (phòng PC 26) xây dựng và thực hiện kế hoạch phối hợp tổ chức kiểm tra, xử lý giải tán các trường hợp tụ tập mua bán lấn chiếm lòng lề đường tuyến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 22. Đồng thời, Thanh tra Xây dựng quận còn hỗ trợ UBND các phường xử lý vi phạm, lập lại trật tự lòng lề đường tại các khu vực: đường TTN 08 (phường Tân Thới Nhất), khu vực trước cổng cụm công nghiệp Quang Trung (phường Hiệp Thành), khu vực ngã 3 đài Liệt sỹ (phường Hiệp Thành, Thới An), khu vực chợ An Phú Đông…Tăng cường kiểm tra, tham mưu UBND quận chỉ đạo UBND phường xử lý các trường hợp vi phạm trật tự lòng lề đường trên địa bàn.
3.3. Công tác phối hợp Phòng TN-MT và các đơn vị liên quan quản lý vệ sinh môi trường:
- Thanh tra xây dựng phối hợp phòng TN-MT, phòng Kinh tế, UBND 11 phường kiểm tra các cơ sở thu mua phế liệu, kiểm tra và xử lý vi phạm về môi trường, giải quyết khiếu nại về môi trường…
- Triển khai kịp thời các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về môi trường đến đương sự, theo dõi việc thi hành quyết định xử phạt hành chính; tham mưu UBND quận kế hoạch cưỡng chế và chủ trì tổ chức thực hiện cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt hành chính về môi trường.
3.4. Công tác tổ chức thực hiện các quyết định hành chính:
Thực hiện cơ bản hoàn thành các quyết định đủ điều kiện thi hành. Tập trung vận động các đương sự tự giác chấp hành quyết định đạt hiệu quả khá cao. Một số trường hợp qua vận động nhiều lần nhưng không tự giác chấp hành thì tham mưu UBND quận ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế theo quy định. Kết quả thực hiện quyết định cụ thể như sau:
Tổng số các quyết định tổ chức thực hiện: 389 quyết định, trong đó:
- Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố: 173 quyết định, cụ thể:
+ Năm 2004 chuyển sang: 11 quyết định;
+ Nhận mới từ ngày 01/01/2005 đến 30/6/2010: 162 quyết định;
*Kết quả thực hiện:
- Tổng số quyết định đã thực hiện xong: 161 quyết định.
            - Tổng số quyết định đang thực hiện: 12 quyết định
            - Trong đó:
+ Tổng số quyết định đang chờ ý kiến thành phố: 07 (Thành phố đang xem xét: 03 quyết định, tạm đình chỉ thi hành chờ phúc tra: 01quyết định, UBND quận xin ý kiến UBND thành phố: 03 quyết định).
+ Tổng số quyết định đang thực hiện: 04 quyết định.
- Quyết định của Ủy ban nhân dân quận: 216 quyết định, cụ thể
- Tồn năm 2004 chuyển sang: 00 quyết định.
- Nhận mới từ ngày 01/01/2005 đến 30/06/2010: 216 quyết định.
* Kết quả thực hiện:
- Tổng số quyết định đã thực hiện xong: 213 quyết định.
- Đang mời triển khai: 03 quyết định.
3.4.1. Đã tổ chức thực hiện: 374 quyết định, đạt tỷ lệ 96,1% trên tổng quyết định phải thực hiện.
3.4.2. Hiện còn tồn đọng: 15 quyết định, chiếm tỷ lệ 3,8% trên tổng số quyết định phải thực hiện, trong đó:
- Quyết định của UBND thành phố:          12 quyết định.
- Quyết định của UBND quận:                  03 quyết định.
3.5. Công tác xử lý các công trình nằm trong hành lang an toàn điện:
Thanh tra xây dựng tham mưu UBND quận có kế hoạch phối hợp Điện lực Hóc Môn (kế hoạch số 123/KHPH-UBND-ĐLHM ngày 05/10/2006) xử lý các công trình nằm trong hành lang an toàn điện. Từ năm 2006 đến nay, đã phối hợp xử lý được trên 3000 trường hợp chủ yếu bằng giải pháp kỹ thuật tiếp địa.
5/ Hạn chế và nguyên nhân
4.1. Công tác Quản lý trật tự đô thị về xây dựng:
- Tình hình vi phạm xây dựng trong những năm qua tuy có giảm nhưng vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp do các nguyên nhân sau đây:
+ Do ảnh hưởng quy hoạch kéo dài, không lập được thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở.
+ Do điều kiện kinh tế khó khăn một số trường hợp không khả năng đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở.
+ Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, một số trường hợp đã xử lý nhiều lần nhưng vẫn cố tình vi phạm, lén lúc xây dựng vào ngày nghỉ, ban đêm…
+ Một số trường hợp UBND phường xử lý nhưng chua theo dõi việc chấp hành quyết định, chưa kiên quyết cưỡng chế thi hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế…
+ Lực lượng Thanh tra xây dựng quận, Thanh tra xây dựng phường còn thiếu và yếu, chưa ngang tầm với nhiệm vụ.
4.2. Công tác quản lý trật tự lòng lề đường:
- Trong thời gian qua, Thanh tra xây dựng quận đã có nhiều cố gắng phối hợp Khu quản lý Giao thông đô thị, Đội Cảnh sát Giao thông trật tự (Công an quận 12), Đội Cảnh sát Giao thông số 5, Đội Cảnh sát Giao thông số 6 (phòng PC 26), UBND các phường kiên quyết xử lý những điểm vi phạm nghiêm trọng, lập lại trât tự lòng lề đường trên địa bàn quận. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm vi phạm vẫn chưa giải quyết triệt để, tình hình tái lấn chiếm khá phổ biến do các nguyên nhân sau đây:
+ Một số trường hợp dùng xe ba gác, xe đẩy để mua bán dưới lòng đường, khi có lực lượng kiểm tra thì các đối tượng vi phạm đẩy đi nơi khác…
+ Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một số hộ còn thấp, khi có lực lượng tổ công tác kiểm tra xử lý vi phạm thì việc mua bán đúng nơi qui định, khi không có lực lượng kiểm tra thì tái lấn chiếm.
+ UBND các phường có kế hoạch kiểm tra nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để, lâu dài.
4/ Phương hướng và giải pháp thực hiện:
1. Phương hướng:
1.1 Trong lĩnh vực trật tự xây dựng: Xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra địa bàn để phát hiện và ngăn chặn kịp thời, ngăn chặn ngay từ đầu tất cả các trường hợp vi phạm đúng theo quy định, xử lý dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng, tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
1.2 Trong lĩnh vực trật tự lòng lề đường: Tập trung khảo sát địa bàn, phối hợp Khu QLGTĐT số 3, Đội CSGT-TT, Đội CSGT số 5, Đội CSGT số 6 (phòng PC 26 và UBND phường xử lý vi phạm lập lại trật tự lòng lề đường trên địa bàn quận, từ nay đến năm 2011 cơ bản lập lại trật tự lòng lề đường trên các tuyến đường: đường Trường Chinh, Quốc Lộ 1A, Quốc Lộ 22 và đường Lê Văn Khương…
1.3 Trong lĩnh vực thi hành các quyết định hành chính: Tổ chức thực hiện 100% quyết định đủ điều kiện thi hành.
1.4 Các lĩnh vực khác: Phối hợp các đơn vị liên quan xử lý vi phạm hành lang an toàn điện, vệ sinh môi trường…
2. Giải pháp thực hiện:
2.1. Trong lĩnh vực trật tự xây dựng:
- Phân công cán bộ bám sát địa bàn, tăng cường kiểm tra xử lý, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm, tổ chức luân chuyển cán bộ phụ trách địa bàn.
- Tổ kiểm tra xây dựng và Tổ kiểm tra cơ động kiểm tra thường xuyên địa bàn, kiểm tra đột xuất theo phản ánh của nhân dân hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo..., đồng thời theo dõi công việc, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ phụ trách địa bàn, kịp thời báo cáo kết quả công việc đến lãnh đạo.
-Tổ chức xử lý các trường hợp vi phạm nhưng UBND phường chưa xử lý kịp thời hoặc buôn lỏng quản lý, báo cáo đến Thường trực UBND quận để xem xét trách nhiệm của UBND phường theo Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ.
+Thanh tra Xây dựng đã tham mưu UBND quận Công văn số 1867/UBND-TTrXD ngày 18/8/2010 về việc chỉ đạo xử lý các trường hợp còn tồn đọng.
2.2. Trong lĩnh vực lòng lề đường:
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Thanh tra xây dựng quận và các đơn vị liên quan (Công an quận, UBND phường…).
- Thành lập tổ chuyên trách trật tự lòng lề đường để kiểm tra khảo sát địa bàn, tham mưu UBND quận có kế hoạch kiểm tra xử lý những điểm vi phạm nghiêm trọng, lập lại trật tự lòng lề đường trên địa bàn quận.
- Chọn các tuyến đường nêu trên để xây dựng thành đường kiểu mẫu của quận, tổ chuyên trách trật tự lòng lề đường phối hợp Công an quận và UBND phường kiểm tra thường xuyên, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
2.3. Trong lĩnh vực thi hành quyết định:
Tổ chuyên trách thi hành quyết định tổ chức rà soát triển khai thực hiện các quyết định đã có hiệu lực thi hành, tổ chức vận động các đương sự chấp hành quýêt định. Trường hợp không chấp hành thì khẩn trương lập các thủ tục cần thiết và tổ chức cưỡng chế theo qui định không để tồn tại các quyết định có hiệu lực còn kéo dài.
2.4. Các lĩnh vực khác:
- Công tác phối hợp phòng TN-MT và các đơn vị liên quan quản lý vệ sinh môi trường: Phân công cán bộ chuyên trách phối hợp phòng TN-MT, phòng Kinh tế, UBND phường kiểm tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại về môi trường.
 
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:                   (Lầu 1)  Số 1, đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12.
Điện thoại:              38911882