|
|
|
|
|
|
|
|
Yêu cầu tính Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng
|
|
Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đồng thời góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Nghị quyết Trung ương IV khoá XI, khoá XII tiếp tục nhấn mạnh công tác kiểm tra, giám sát là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay.
Từ lý luận đến thực tiễn cho thấy: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng yêu cầu và đòi hỏi tính Đảng rất cao. Xuất phát từ mục tiêu chính là phòng ngừa, kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn những vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, tự thân công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đã yêu cầu tính Đảng trong đó. Cùng với tính đảng, tính giáo dục, tính nhân văn sâu sắc với tinh thần “trị bệnh cứu người”, yêu thương đồng chí, bất đắc dĩ mới phải kỷ luật cán bộ, đảng viên nhưng đó là vì sự tiến bộ chung và để làm gương; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã khẳng định được vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ Đảng và được đề cao vai trò trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Tính Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trước hết cần được hiểu theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, Người đã nêu rõ tính Đảng và việc cần thiết phải rèn luyện tính Đảng đối với cán bộ, đảng viên. Nội dung tác phẩm bao quát những vấn đề rộng lớn trong toàn bộ các mối quan hệ và các nguyên tắc, phương pháp, lề lối, cách thức làm việc của Đảng, Nhà nước và của cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính Đảng mới làm được việc. Kém tính Đảng, thì việc gì cũng không làm nên”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính Đảng được hiểu như sau:
Một là, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, lợi ích của Đảng, của dân tộc biểu hiện ngay trong mục đích thực hiện nhiệm vụ là việc giữ gìn và bảo vệ uy tín của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm việc thực thi đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng được thực hiện nghiêm túc, đúng đắn và đạt mục tiêu, hiệu quả. Đồng thời, qua kiểm tra, giám sát giúp củng cố các tổ chức đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của đảng cầm quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng. Công tác kiểm tra còn chính là để phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, không để những vi phạm nhỏ phát sinh thành vi phạm lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Hai là, điều tra, báo cáo rõ ràng tình hình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò của tính Đảng trong hoạt động thực tế của cán bộ, đảng viên. Tính Đảng của cán bộ, đảng viên thể hiện trong hành động, trong thực hiện nhiệm vụ được giao: Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn. Cán bộ, đảng viên phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình vì trên cơ sở đó, Đảng hiểu rõ tình hình để đặt chính sách cho đúng.
Tính Đảng trong công tác kiểm tra được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong cách kiểm tra: Kiểm tra phải có hệ thống nghĩa là khi đã có nghị quyết, thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn, để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để vượt qua mọi sự khó khăn. Kiểm tra không nên chỉ căn cứ vào các tờ báo cáo, mà phải đi đến tận nơi. Kiểm tra phải dùng cách thức thật thà, tự phê bình và phê bình, để tỏ rõ hết mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa những khuyết điểm ấy. Như thế, thì cán bộ càng thêm trọng kỷ luật.
Ba là, lý luận và thực hành phải luôn đi với nhau.
Về mặt Đảng thì phải thực hành những điều sau này: Phải nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương phải kiên quyết, thực hành những nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chống lại cái thói nghị quyết một đường, thi hành một nẻo. Nơi nào sai lầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa chữa. Kiên quyết chống thói nể nang và che giấu, chống thói “trước mặt thì nể, kể lể sau lưng”. Phê bình thì phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, thành thật - mục đích là cốt sửa chữa, chứ không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ, chứ không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng. Phải kiên quyết thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Phải đòi hỏi mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn tự túc, tự tư tự lợi, kiêu ngạo, ba hoa. Phải thực hành khẩu hiệu “Chí công vô tư; cần, kiệm, liêm, chính!”.
Qua các thời kỳ cách mạng, công tác kiểm tra của Đảng đã khẳng định vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; góp phần đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đi vào cuộc sống bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát được Đảng ta tăng cường hơn nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Nhiều vụ việc đã được Ủy ban Kiểm tra các cấp xem xét, kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên với phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ đã thể hiện quyết tâm của Đảng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Không chỉ vậy, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được thực hiện với tinh thần chủ động, không chờ đợi, có thể đi trước công tác thanh tra, điều tra. Qua kiểm tra, giám sát đã rút ra nhiều bài học trong công tác xây dựng Đảng, tìm ra nguyên nhân của những vi phạm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên. Một trong những nguyên nhân chủ yếu để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm của các cấp uỷ, tổ chức đảng và người đứng đầu chính là thực hiện không đúng, không nghiêm việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, quy trình xử lý công việc. Quy chế làm việc không rõ hoặc ban thường vụ cấp uỷ uỷ quyền cho thường trực cấp uỷ quyết định nhiều công việc vượt quá thẩm quyền theo quy định của Ban Bí thư, do đó làm mất vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ. Trong xử lý công việc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bỏ qua nhiều quy trình, thủ tục, và kéo theo nhiều vi phạm khác.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, đòi hỏi yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được đặt ra phù hợp với thực tiễn sinh động. Đảng ta luôn khẳng định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng và là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng từng thời kỳ và nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ và công tác ấy. Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là phải góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm…
Với nhiệm vụ và trọng trách nặng nề như vậy, công tác kiểm tra, giám sát càng phải bảo đảm tính Đảng cao, thể hiện sâu sắc trong việc triển khai thực hiện. Vì vậy, luôn đòi hỏi từng cấp uỷ, Ủy ban Kiểm tra của cấp uỷ phải nắm vững quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ mình trong từng thời gian để đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể, sát hợp và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát có chất lượng, hiệu lực và hiệu quả.
Ủy ban Kiểm tra và cán bộ kiểm tra phải nắm vững đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa là để thực hiện đúng, vừa có cơ sở để xem xét, kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng và đảng viên phạm. Đồng thời làm tốt chức năng phục vụ, tham mưu giúp cấp uỷ kiểm tra, giám sát hoặc phối hợp với các ban, ngành để kiểm tra, giám sát những nội dung quan trọng này đối với tổ chức đảng và đảng viên. Như vậy giúp bảo đảm đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng được thực thi đúng mục tiêu, hiệu quả; bảo đảm sự nghiệp cách mạng và công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ.
ỦY BAN KIỂM TRA QUẬN ỦY
|
|
Số lượt người xem:
754
|
|
|
TIẾP NHẬN CÂU HỎI CỦA ĐẢNG VIÊN
Đây là kênh tiếp nhận CÂU HỎI của Đảng viên. Đảng viên có thể đặt câu hỏi trao đổi về các nội dung liên quan công tác đảng thuộc các lĩnh vực: công tác tuyên giáo; công tác tổ chức - xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; công tác dân vận; công tác văn phòng cấp ủy.
Để hoàn thành việc gửi câu hỏi, người hỏi phải cung cấp đầy đủ thông tin và số điện thoại cá nhân thì mới hoàn thành gửi câu hỏi, cung cấp số điện thoại còn giúp cho việc trao đổi hiệu quả hơn giữa bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên với người đặt câu hỏi.
* Lưu ý
- Vui lòng điền đầy đủ thông tin có (*) màu đỏ để bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên thuận tiện trong việc trao đổi và phúc đáp thông tin.
- Mỗi lần đặt câu hỏi sẽ hiện mã kiểm tra, vui lòng nhập mã kiểm tra để hoàn thành việc gửi câu hỏi.
- Gõ tiếng Việt có dấu. Những trường hợp đặt câu hỏi không có dấu, không cung cấp số điện thoại hoặc không điền đầy đủ vào các yêu cầu có (*) màu đỏ xem như không được trả lời.
|
|
|
Yêu cầu tính Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng
|
|
Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đồng thời góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Nghị quyết Trung ương IV khoá XI, khoá XII tiếp tục nhấn mạnh công tác kiểm tra, giám sát là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay.
Từ lý luận đến thực tiễn cho thấy: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng yêu cầu và đòi hỏi tính Đảng rất cao. Xuất phát từ mục tiêu chính là phòng ngừa, kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn những vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, tự thân công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đã yêu cầu tính Đảng trong đó. Cùng với tính đảng, tính giáo dục, tính nhân văn sâu sắc với tinh thần “trị bệnh cứu người”, yêu thương đồng chí, bất đắc dĩ mới phải kỷ luật cán bộ, đảng viên nhưng đó là vì sự tiến bộ chung và để làm gương; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã khẳng định được vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ Đảng và được đề cao vai trò trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Tính Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trước hết cần được hiểu theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, Người đã nêu rõ tính Đảng và việc cần thiết phải rèn luyện tính Đảng đối với cán bộ, đảng viên. Nội dung tác phẩm bao quát những vấn đề rộng lớn trong toàn bộ các mối quan hệ và các nguyên tắc, phương pháp, lề lối, cách thức làm việc của Đảng, Nhà nước và của cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính Đảng mới làm được việc. Kém tính Đảng, thì việc gì cũng không làm nên”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính Đảng được hiểu như sau:
Một là, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, lợi ích của Đảng, của dân tộc biểu hiện ngay trong mục đích thực hiện nhiệm vụ là việc giữ gìn và bảo vệ uy tín của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm việc thực thi đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng được thực hiện nghiêm túc, đúng đắn và đạt mục tiêu, hiệu quả. Đồng thời, qua kiểm tra, giám sát giúp củng cố các tổ chức đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của đảng cầm quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng. Công tác kiểm tra còn chính là để phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, không để những vi phạm nhỏ phát sinh thành vi phạm lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Hai là, điều tra, báo cáo rõ ràng tình hình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò của tính Đảng trong hoạt động thực tế của cán bộ, đảng viên. Tính Đảng của cán bộ, đảng viên thể hiện trong hành động, trong thực hiện nhiệm vụ được giao: Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn. Cán bộ, đảng viên phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình vì trên cơ sở đó, Đảng hiểu rõ tình hình để đặt chính sách cho đúng.
Tính Đảng trong công tác kiểm tra được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong cách kiểm tra: Kiểm tra phải có hệ thống nghĩa là khi đã có nghị quyết, thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn, để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để vượt qua mọi sự khó khăn. Kiểm tra không nên chỉ căn cứ vào các tờ báo cáo, mà phải đi đến tận nơi. Kiểm tra phải dùng cách thức thật thà, tự phê bình và phê bình, để tỏ rõ hết mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa những khuyết điểm ấy. Như thế, thì cán bộ càng thêm trọng kỷ luật.
Ba là, lý luận và thực hành phải luôn đi với nhau.
Về mặt Đảng thì phải thực hành những điều sau này: Phải nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương phải kiên quyết, thực hành những nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chống lại cái thói nghị quyết một đường, thi hành một nẻo. Nơi nào sai lầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa chữa. Kiên quyết chống thói nể nang và che giấu, chống thói “trước mặt thì nể, kể lể sau lưng”. Phê bình thì phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, thành thật - mục đích là cốt sửa chữa, chứ không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ, chứ không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng. Phải kiên quyết thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Phải đòi hỏi mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn tự túc, tự tư tự lợi, kiêu ngạo, ba hoa. Phải thực hành khẩu hiệu “Chí công vô tư; cần, kiệm, liêm, chính!”.
Qua các thời kỳ cách mạng, công tác kiểm tra của Đảng đã khẳng định vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; góp phần đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đi vào cuộc sống bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát được Đảng ta tăng cường hơn nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Nhiều vụ việc đã được Ủy ban Kiểm tra các cấp xem xét, kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên với phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ đã thể hiện quyết tâm của Đảng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Không chỉ vậy, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được thực hiện với tinh thần chủ động, không chờ đợi, có thể đi trước công tác thanh tra, điều tra. Qua kiểm tra, giám sát đã rút ra nhiều bài học trong công tác xây dựng Đảng, tìm ra nguyên nhân của những vi phạm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên. Một trong những nguyên nhân chủ yếu để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm của các cấp uỷ, tổ chức đảng và người đứng đầu chính là thực hiện không đúng, không nghiêm việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, quy trình xử lý công việc. Quy chế làm việc không rõ hoặc ban thường vụ cấp uỷ uỷ quyền cho thường trực cấp uỷ quyết định nhiều công việc vượt quá thẩm quyền theo quy định của Ban Bí thư, do đó làm mất vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ. Trong xử lý công việc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bỏ qua nhiều quy trình, thủ tục, và kéo theo nhiều vi phạm khác.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, đòi hỏi yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được đặt ra phù hợp với thực tiễn sinh động. Đảng ta luôn khẳng định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng và là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng từng thời kỳ và nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ và công tác ấy. Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là phải góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm…
Với nhiệm vụ và trọng trách nặng nề như vậy, công tác kiểm tra, giám sát càng phải bảo đảm tính Đảng cao, thể hiện sâu sắc trong việc triển khai thực hiện. Vì vậy, luôn đòi hỏi từng cấp uỷ, Ủy ban Kiểm tra của cấp uỷ phải nắm vững quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ mình trong từng thời gian để đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể, sát hợp và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát có chất lượng, hiệu lực và hiệu quả.
Ủy ban Kiểm tra và cán bộ kiểm tra phải nắm vững đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa là để thực hiện đúng, vừa có cơ sở để xem xét, kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng và đảng viên phạm. Đồng thời làm tốt chức năng phục vụ, tham mưu giúp cấp uỷ kiểm tra, giám sát hoặc phối hợp với các ban, ngành để kiểm tra, giám sát những nội dung quan trọng này đối với tổ chức đảng và đảng viên. Như vậy giúp bảo đảm đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng được thực thi đúng mục tiêu, hiệu quả; bảo đảm sự nghiệp cách mạng và công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ.
ỦY BAN KIỂM TRA QUẬN ỦY
|
|
Số lượt người xem:
753
|
|
|
Yêu cầu tính Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng
|
|
Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đồng thời góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Nghị quyết Trung ương IV khoá XI, khoá XII tiếp tục nhấn mạnh công tác kiểm tra, giám sát là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay.
Từ lý luận đến thực tiễn cho thấy: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng yêu cầu và đòi hỏi tính Đảng rất cao. Xuất phát từ mục tiêu chính là phòng ngừa, kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn những vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, tự thân công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đã yêu cầu tính Đảng trong đó. Cùng với tính đảng, tính giáo dục, tính nhân văn sâu sắc với tinh thần “trị bệnh cứu người”, yêu thương đồng chí, bất đắc dĩ mới phải kỷ luật cán bộ, đảng viên nhưng đó là vì sự tiến bộ chung và để làm gương; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã khẳng định được vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ Đảng và được đề cao vai trò trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Tính Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trước hết cần được hiểu theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, Người đã nêu rõ tính Đảng và việc cần thiết phải rèn luyện tính Đảng đối với cán bộ, đảng viên. Nội dung tác phẩm bao quát những vấn đề rộng lớn trong toàn bộ các mối quan hệ và các nguyên tắc, phương pháp, lề lối, cách thức làm việc của Đảng, Nhà nước và của cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính Đảng mới làm được việc. Kém tính Đảng, thì việc gì cũng không làm nên”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính Đảng được hiểu như sau:
Một là, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, lợi ích của Đảng, của dân tộc biểu hiện ngay trong mục đích thực hiện nhiệm vụ là việc giữ gìn và bảo vệ uy tín của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm việc thực thi đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng được thực hiện nghiêm túc, đúng đắn và đạt mục tiêu, hiệu quả. Đồng thời, qua kiểm tra, giám sát giúp củng cố các tổ chức đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của đảng cầm quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng. Công tác kiểm tra còn chính là để phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, không để những vi phạm nhỏ phát sinh thành vi phạm lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Hai là, điều tra, báo cáo rõ ràng tình hình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò của tính Đảng trong hoạt động thực tế của cán bộ, đảng viên. Tính Đảng của cán bộ, đảng viên thể hiện trong hành động, trong thực hiện nhiệm vụ được giao: Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn. Cán bộ, đảng viên phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình vì trên cơ sở đó, Đảng hiểu rõ tình hình để đặt chính sách cho đúng.
Tính Đảng trong công tác kiểm tra được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong cách kiểm tra: Kiểm tra phải có hệ thống nghĩa là khi đã có nghị quyết, thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn, để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để vượt qua mọi sự khó khăn. Kiểm tra không nên chỉ căn cứ vào các tờ báo cáo, mà phải đi đến tận nơi. Kiểm tra phải dùng cách thức thật thà, tự phê bình và phê bình, để tỏ rõ hết mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa những khuyết điểm ấy. Như thế, thì cán bộ càng thêm trọng kỷ luật.
Ba là, lý luận và thực hành phải luôn đi với nhau.
Về mặt Đảng thì phải thực hành những điều sau này: Phải nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương phải kiên quyết, thực hành những nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chống lại cái thói nghị quyết một đường, thi hành một nẻo. Nơi nào sai lầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa chữa. Kiên quyết chống thói nể nang và che giấu, chống thói “trước mặt thì nể, kể lể sau lưng”. Phê bình thì phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, thành thật - mục đích là cốt sửa chữa, chứ không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ, chứ không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng. Phải kiên quyết thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Phải đòi hỏi mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn tự túc, tự tư tự lợi, kiêu ngạo, ba hoa. Phải thực hành khẩu hiệu “Chí công vô tư; cần, kiệm, liêm, chính!”.
Qua các thời kỳ cách mạng, công tác kiểm tra của Đảng đã khẳng định vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; góp phần đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đi vào cuộc sống bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát được Đảng ta tăng cường hơn nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Nhiều vụ việc đã được Ủy ban Kiểm tra các cấp xem xét, kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên với phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ đã thể hiện quyết tâm của Đảng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Không chỉ vậy, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được thực hiện với tinh thần chủ động, không chờ đợi, có thể đi trước công tác thanh tra, điều tra. Qua kiểm tra, giám sát đã rút ra nhiều bài học trong công tác xây dựng Đảng, tìm ra nguyên nhân của những vi phạm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên. Một trong những nguyên nhân chủ yếu để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm của các cấp uỷ, tổ chức đảng và người đứng đầu chính là thực hiện không đúng, không nghiêm việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, quy trình xử lý công việc. Quy chế làm việc không rõ hoặc ban thường vụ cấp uỷ uỷ quyền cho thường trực cấp uỷ quyết định nhiều công việc vượt quá thẩm quyền theo quy định của Ban Bí thư, do đó làm mất vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ. Trong xử lý công việc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bỏ qua nhiều quy trình, thủ tục, và kéo theo nhiều vi phạm khác.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, đòi hỏi yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được đặt ra phù hợp với thực tiễn sinh động. Đảng ta luôn khẳng định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng và là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng từng thời kỳ và nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ và công tác ấy. Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là phải góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm…
Với nhiệm vụ và trọng trách nặng nề như vậy, công tác kiểm tra, giám sát càng phải bảo đảm tính Đảng cao, thể hiện sâu sắc trong việc triển khai thực hiện. Vì vậy, luôn đòi hỏi từng cấp uỷ, Ủy ban Kiểm tra của cấp uỷ phải nắm vững quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ mình trong từng thời gian để đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể, sát hợp và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát có chất lượng, hiệu lực và hiệu quả.
Ủy ban Kiểm tra và cán bộ kiểm tra phải nắm vững đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa là để thực hiện đúng, vừa có cơ sở để xem xét, kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng và đảng viên phạm. Đồng thời làm tốt chức năng phục vụ, tham mưu giúp cấp uỷ kiểm tra, giám sát hoặc phối hợp với các ban, ngành để kiểm tra, giám sát những nội dung quan trọng này đối với tổ chức đảng và đảng viên. Như vậy giúp bảo đảm đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng được thực thi đúng mục tiêu, hiệu quả; bảo đảm sự nghiệp cách mạng và công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ.
ỦY BAN KIỂM TRA QUẬN ỦY
|
|
|
|
|
|
|
|