|
|
|
|
|
|
|
|
Hỏi - Đáp của Ban Tuyên giáo - Tháng 02/2021
|
|
Câu 1: Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”, như vậy, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách thức nào?
Trả lời:
Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
1. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, cụ thể:
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ được quy định trong Hiến pháp; quyền bầu cử, bãi nhiệm; quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền tham gia xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức; quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra) khi các tổ chức này thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân; quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh; phối hợp với Chính phủ, chính quyền địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan; tham dự phiên họp của Chính phủ, các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân khi bàn vấn đề có liên quan.
2. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân; thông qua đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế Hiến định (Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước); thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác được giao thực hiện quyền lực nhà nước.
Câu 2: Quốc hội Việt Nam ra đời từ khi nào? Đến nay đã có bao nhiêu kỳ Quốc hội?
Trả lời:
1. Lịch sử ra đời Quốc hội Việt Nam
- Ngày 16 tháng 8 năm 1945, “Quốc dân đại hội” được triệu tập tại Tân Trào, Tuyên Quang, Đại hội đã thay mặt toàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàn dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới.
- Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày 06 tháng 01 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước được tiến hành. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến…đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình. Đây là cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên và cũng là sự kiện trọng đại, mở đầu thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên của Nhiệm kỳ Quốc hội khóa I vào ngày 02 tháng 03 năm 1946.
2. Nhiệm kỳ Quốc hội
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Từ năm 1946 đến năm 2021, Quốc hội đã trải qua 14 nhiệm kỳ.
|
|
Số lượt người xem:
445
|
|
|
TIẾP NHẬN CÂU HỎI CỦA ĐẢNG VIÊN
Đây là kênh tiếp nhận CÂU HỎI của Đảng viên. Đảng viên có thể đặt câu hỏi trao đổi về các nội dung liên quan công tác đảng thuộc các lĩnh vực: công tác tuyên giáo; công tác tổ chức - xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; công tác dân vận; công tác văn phòng cấp ủy.
Để hoàn thành việc gửi câu hỏi, người hỏi phải cung cấp đầy đủ thông tin và số điện thoại cá nhân thì mới hoàn thành gửi câu hỏi, cung cấp số điện thoại còn giúp cho việc trao đổi hiệu quả hơn giữa bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên với người đặt câu hỏi.
* Lưu ý
- Vui lòng điền đầy đủ thông tin có (*) màu đỏ để bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên thuận tiện trong việc trao đổi và phúc đáp thông tin.
- Mỗi lần đặt câu hỏi sẽ hiện mã kiểm tra, vui lòng nhập mã kiểm tra để hoàn thành việc gửi câu hỏi.
- Gõ tiếng Việt có dấu. Những trường hợp đặt câu hỏi không có dấu, không cung cấp số điện thoại hoặc không điền đầy đủ vào các yêu cầu có (*) màu đỏ xem như không được trả lời.
|
|
|
Hỏi - Đáp của Ban Tuyên giáo - Tháng 02/2021
|
|
Câu 1: Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”, như vậy, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách thức nào?
Trả lời:
Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
1. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, cụ thể:
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ được quy định trong Hiến pháp; quyền bầu cử, bãi nhiệm; quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền tham gia xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức; quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra) khi các tổ chức này thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân; quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh; phối hợp với Chính phủ, chính quyền địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan; tham dự phiên họp của Chính phủ, các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân khi bàn vấn đề có liên quan.
2. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân; thông qua đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế Hiến định (Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước); thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác được giao thực hiện quyền lực nhà nước.
Câu 2: Quốc hội Việt Nam ra đời từ khi nào? Đến nay đã có bao nhiêu kỳ Quốc hội?
Trả lời:
1. Lịch sử ra đời Quốc hội Việt Nam
- Ngày 16 tháng 8 năm 1945, “Quốc dân đại hội” được triệu tập tại Tân Trào, Tuyên Quang, Đại hội đã thay mặt toàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàn dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới.
- Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày 06 tháng 01 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước được tiến hành. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến…đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình. Đây là cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên và cũng là sự kiện trọng đại, mở đầu thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên của Nhiệm kỳ Quốc hội khóa I vào ngày 02 tháng 03 năm 1946.
2. Nhiệm kỳ Quốc hội
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Từ năm 1946 đến năm 2021, Quốc hội đã trải qua 14 nhiệm kỳ.
|
|
Số lượt người xem:
444
|
|
|
Hỏi - Đáp của Ban Tuyên giáo - Tháng 02/2021
|
|
Câu 1: Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”, như vậy, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách thức nào?
Trả lời:
Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
1. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, cụ thể:
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ được quy định trong Hiến pháp; quyền bầu cử, bãi nhiệm; quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền tham gia xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức; quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra) khi các tổ chức này thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân; quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh; phối hợp với Chính phủ, chính quyền địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan; tham dự phiên họp của Chính phủ, các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân khi bàn vấn đề có liên quan.
2. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân; thông qua đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế Hiến định (Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước); thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác được giao thực hiện quyền lực nhà nước.
Câu 2: Quốc hội Việt Nam ra đời từ khi nào? Đến nay đã có bao nhiêu kỳ Quốc hội?
Trả lời:
1. Lịch sử ra đời Quốc hội Việt Nam
- Ngày 16 tháng 8 năm 1945, “Quốc dân đại hội” được triệu tập tại Tân Trào, Tuyên Quang, Đại hội đã thay mặt toàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàn dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới.
- Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày 06 tháng 01 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước được tiến hành. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến…đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình. Đây là cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên và cũng là sự kiện trọng đại, mở đầu thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên của Nhiệm kỳ Quốc hội khóa I vào ngày 02 tháng 03 năm 1946.
2. Nhiệm kỳ Quốc hội
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Từ năm 1946 đến năm 2021, Quốc hội đã trải qua 14 nhiệm kỳ.
|
|
|
|
|
|
|
|