|
|
|
|
|
|
|
|
Nội dung trọng tâm về công tác dân vận - Tháng 4/2021
|
Theo Tạp chí nghiên cứu lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ của Ban Dân vận Trung ương
tháng 3 năm 2021
|
Trước đòi hỏi của thực tiễn và mục tiêu phát triển bền vững của Đảng, đất nước, công tác vận động nhân dân càng phải chú trọng và đổi mới mạnh mẽ, xây dựng lòng dân hướng về Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; tập hợp vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo nên sự đồng lòng trong các phong trào cách mạnh rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm một số nhiệm vụ giải pháp sau:
- Một là, tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương công tác dân vận của Đảng.
Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng nâng cao năng lực dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng liên quan đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phù hợp với tình hình mới; đảm bảo các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến cuộc sống người dân phải sát thực tiễn, khả thi và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả. Phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành thông qua Hội đồng công tác quần chúng Trung ương, Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, các hoạt động giao ban, hội nghị chuyên đề… để bao quát toàn diện các lĩnh vực, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm đồng bộ cả hệ thống chính trị đối với công tác dân vận.
Các cấp ủy, tổ chức đảng chú trọng việc tổ chức triển khai quán triệt sâu sắc các văn bản về công tác dân vận, tạo nhận thức thống nhất, đồng bộ. Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể có trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, tạo thuận lợi cho người dân hiểu, đồng thuận, chấp hành trong quá trình triển khai, thực hiện.
Tiếp tục thực hiện chủ trương kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực sự là công bộc của nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, làm cho cả hệ thống chính trị đặc biệt là chính quyền các cấp thực sự vì nhân dân phục vụ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong mối quan hệ với nhân dân; nâng cao chất lượng chỉ đạo của cấp ủy các cấp về công tác dân vận.
- Hai là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sát với thực tiễn, có tính thuyết phục cao, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động tương tác với người dân; ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện phát triển, trình độ dân trí và môi trường sống của các tầng lớp nhân dân một cách phù hợp.
Thường xuyên sâu sát, gần gũi, nắm bắt tình hình, những vấn đề bức xúc trong nhân dân để có nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, kịp thời, nhất là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Qua đó chủ động dự báo, đánh giá xu hướng của dư luận xã hội; vận động nhân dân nhận thức đúng, phối hợp để phản bác các thông tin không đúng, luận điệu xuyên tạc, chia rẽ, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng hình thức phù hợp cho vùng đồng bào dân tộc tiểu số, đồng bào tôn giáo. Tiếp tục đổi mới công tác dân vận ở vùng khó khăn, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, giữ gìn quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò người có uy tín trong tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả vận động nhân dân bằng chính sách hợp lòng dân, đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp, người dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân; bằng sự gương mẫu, chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu và bằng những hành động cụ thể, những hình ảnh đẹp của cả hệ thống chính trị chăm lo cho nhân dân.
- Ba là, nâng cao hiệu quả công tác dân của cơ quan nhà nước các cấp, trọng tâm là hoàn thiện cơ chế và nâng cao vai trò tham gia của nhân dân trong quá trình quyết định chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là những chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nhân dân, có chính sách sát hợp với đặc điểm vùng miền, đặc thù của đời sống văn hóa người dân mỗi tỉnh nhằm tạo động lực, phát huy lợi thế so sánh và không tạo tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự chăm lo, hỗ trợ của Chính phủ, quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân, đối thọai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Kiên quyết phê phán, đấu tranh mạnh mẽ với biểu hiện thờ ơ, vô cảm, quan kiêu, cửa quyền, nhũng nhiễu. Các cấp chính quyền phải xây dựng đội ngũ cán bộ phụng sự xã hội, phục vụ nhân dân, lấy mục tiêu an dân trong các vấn đề chỉ đạo.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, người đứng đầu chính quyền ở cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tôn trọng và nâng cao vai trò của người dân, người lao động trong việc tiếp cận thông tin, góp ý, hiến kế và quyết định những vấn đề được pháp luật quy định, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; có giải pháp ngăn ngừa từ xa việc bùng phát các điểm nóng trong nhân dân, không để phát sinh mâu thuẫn lợi ích trong quá trình phát triển. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, các vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài.
Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp trong thực hiện quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị; phát huy quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp.
- Bốn là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng theo hướng sát cơ sở, thực chất, hiệu quả hơn. Quan tâm lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế, chính sách chăm lo, động viên đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, Mặt trận và các tổ chức thành viên; kiên quyết không bố trí cán bộ vi phạm kỷ luật, thiếu gương mẫu, đạo đức kém làm công tác dân vận.
Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền rong sạch, vững mạnh của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phối hợp với chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn tính minh bạch và thông tin cho nhân dân và xã hội các vấn đề nguồn lực, sử dụng nguồn lực và kiểm soát tính hiệu quả của sử dụng các nguồn lực xã hội.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan nhà nước trong lắng nghe, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến đời sống nhân dân, giải quyết kịp thời, hiệu quả những điểm nóng, phức tạp trong cộng đồng dân cư.
Năm là, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong toàn hệ thống chính trị, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, giữ vững quốc phòng, an ninh; phát huy mọi tiềm năng trí tuệ trong nhân dân đóng góp cho xã hội, cho đất nước; biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, trong hoạt động vận động nhân dân, thực hiện công vụ, cải cách hành chính, trong quan hệ với nhân dân nhằm cổ vũ tinh thần phục nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân, vì nhân dân, tích cực tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp, thống nhất hành động trong công tác dân vận, trong phong trào thi đua yêu nước của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức nhân dân, đổi mới cách thức, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước./.
|
|
Số lượt người xem:
576
|
|
|
TIẾP NHẬN CÂU HỎI CỦA ĐẢNG VIÊN
Đây là kênh tiếp nhận CÂU HỎI của Đảng viên. Đảng viên có thể đặt câu hỏi trao đổi về các nội dung liên quan công tác đảng thuộc các lĩnh vực: công tác tuyên giáo; công tác tổ chức - xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; công tác dân vận; công tác văn phòng cấp ủy.
Để hoàn thành việc gửi câu hỏi, người hỏi phải cung cấp đầy đủ thông tin và số điện thoại cá nhân thì mới hoàn thành gửi câu hỏi, cung cấp số điện thoại còn giúp cho việc trao đổi hiệu quả hơn giữa bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên với người đặt câu hỏi.
* Lưu ý
- Vui lòng điền đầy đủ thông tin có (*) màu đỏ để bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên thuận tiện trong việc trao đổi và phúc đáp thông tin.
- Mỗi lần đặt câu hỏi sẽ hiện mã kiểm tra, vui lòng nhập mã kiểm tra để hoàn thành việc gửi câu hỏi.
- Gõ tiếng Việt có dấu. Những trường hợp đặt câu hỏi không có dấu, không cung cấp số điện thoại hoặc không điền đầy đủ vào các yêu cầu có (*) màu đỏ xem như không được trả lời.
|
|
|
Nội dung trọng tâm về công tác dân vận - Tháng 4/2021
|
Theo Tạp chí nghiên cứu lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ của Ban Dân vận Trung ương
tháng 3 năm 2021
|
Trước đòi hỏi của thực tiễn và mục tiêu phát triển bền vững của Đảng, đất nước, công tác vận động nhân dân càng phải chú trọng và đổi mới mạnh mẽ, xây dựng lòng dân hướng về Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; tập hợp vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo nên sự đồng lòng trong các phong trào cách mạnh rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm một số nhiệm vụ giải pháp sau:
- Một là, tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương công tác dân vận của Đảng.
Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng nâng cao năng lực dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng liên quan đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phù hợp với tình hình mới; đảm bảo các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến cuộc sống người dân phải sát thực tiễn, khả thi và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả. Phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành thông qua Hội đồng công tác quần chúng Trung ương, Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, các hoạt động giao ban, hội nghị chuyên đề… để bao quát toàn diện các lĩnh vực, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm đồng bộ cả hệ thống chính trị đối với công tác dân vận.
Các cấp ủy, tổ chức đảng chú trọng việc tổ chức triển khai quán triệt sâu sắc các văn bản về công tác dân vận, tạo nhận thức thống nhất, đồng bộ. Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể có trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, tạo thuận lợi cho người dân hiểu, đồng thuận, chấp hành trong quá trình triển khai, thực hiện.
Tiếp tục thực hiện chủ trương kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực sự là công bộc của nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, làm cho cả hệ thống chính trị đặc biệt là chính quyền các cấp thực sự vì nhân dân phục vụ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong mối quan hệ với nhân dân; nâng cao chất lượng chỉ đạo của cấp ủy các cấp về công tác dân vận.
- Hai là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sát với thực tiễn, có tính thuyết phục cao, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động tương tác với người dân; ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện phát triển, trình độ dân trí và môi trường sống của các tầng lớp nhân dân một cách phù hợp.
Thường xuyên sâu sát, gần gũi, nắm bắt tình hình, những vấn đề bức xúc trong nhân dân để có nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, kịp thời, nhất là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Qua đó chủ động dự báo, đánh giá xu hướng của dư luận xã hội; vận động nhân dân nhận thức đúng, phối hợp để phản bác các thông tin không đúng, luận điệu xuyên tạc, chia rẽ, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng hình thức phù hợp cho vùng đồng bào dân tộc tiểu số, đồng bào tôn giáo. Tiếp tục đổi mới công tác dân vận ở vùng khó khăn, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, giữ gìn quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò người có uy tín trong tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả vận động nhân dân bằng chính sách hợp lòng dân, đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp, người dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân; bằng sự gương mẫu, chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu và bằng những hành động cụ thể, những hình ảnh đẹp của cả hệ thống chính trị chăm lo cho nhân dân.
- Ba là, nâng cao hiệu quả công tác dân của cơ quan nhà nước các cấp, trọng tâm là hoàn thiện cơ chế và nâng cao vai trò tham gia của nhân dân trong quá trình quyết định chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là những chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nhân dân, có chính sách sát hợp với đặc điểm vùng miền, đặc thù của đời sống văn hóa người dân mỗi tỉnh nhằm tạo động lực, phát huy lợi thế so sánh và không tạo tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự chăm lo, hỗ trợ của Chính phủ, quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân, đối thọai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Kiên quyết phê phán, đấu tranh mạnh mẽ với biểu hiện thờ ơ, vô cảm, quan kiêu, cửa quyền, nhũng nhiễu. Các cấp chính quyền phải xây dựng đội ngũ cán bộ phụng sự xã hội, phục vụ nhân dân, lấy mục tiêu an dân trong các vấn đề chỉ đạo.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, người đứng đầu chính quyền ở cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tôn trọng và nâng cao vai trò của người dân, người lao động trong việc tiếp cận thông tin, góp ý, hiến kế và quyết định những vấn đề được pháp luật quy định, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; có giải pháp ngăn ngừa từ xa việc bùng phát các điểm nóng trong nhân dân, không để phát sinh mâu thuẫn lợi ích trong quá trình phát triển. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, các vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài.
Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp trong thực hiện quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị; phát huy quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp.
- Bốn là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng theo hướng sát cơ sở, thực chất, hiệu quả hơn. Quan tâm lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế, chính sách chăm lo, động viên đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, Mặt trận và các tổ chức thành viên; kiên quyết không bố trí cán bộ vi phạm kỷ luật, thiếu gương mẫu, đạo đức kém làm công tác dân vận.
Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền rong sạch, vững mạnh của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phối hợp với chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn tính minh bạch và thông tin cho nhân dân và xã hội các vấn đề nguồn lực, sử dụng nguồn lực và kiểm soát tính hiệu quả của sử dụng các nguồn lực xã hội.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan nhà nước trong lắng nghe, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến đời sống nhân dân, giải quyết kịp thời, hiệu quả những điểm nóng, phức tạp trong cộng đồng dân cư.
Năm là, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong toàn hệ thống chính trị, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, giữ vững quốc phòng, an ninh; phát huy mọi tiềm năng trí tuệ trong nhân dân đóng góp cho xã hội, cho đất nước; biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, trong hoạt động vận động nhân dân, thực hiện công vụ, cải cách hành chính, trong quan hệ với nhân dân nhằm cổ vũ tinh thần phục nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân, vì nhân dân, tích cực tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp, thống nhất hành động trong công tác dân vận, trong phong trào thi đua yêu nước của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức nhân dân, đổi mới cách thức, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước./.
|
|
Số lượt người xem:
575
|
|
|
Nội dung trọng tâm về công tác dân vận - Tháng 4/2021
|
Theo Tạp chí nghiên cứu lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ của Ban Dân vận Trung ương
tháng 3 năm 2021
|
Trước đòi hỏi của thực tiễn và mục tiêu phát triển bền vững của Đảng, đất nước, công tác vận động nhân dân càng phải chú trọng và đổi mới mạnh mẽ, xây dựng lòng dân hướng về Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; tập hợp vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo nên sự đồng lòng trong các phong trào cách mạnh rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm một số nhiệm vụ giải pháp sau:
- Một là, tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương công tác dân vận của Đảng.
Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng nâng cao năng lực dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng liên quan đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phù hợp với tình hình mới; đảm bảo các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến cuộc sống người dân phải sát thực tiễn, khả thi và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả. Phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành thông qua Hội đồng công tác quần chúng Trung ương, Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, các hoạt động giao ban, hội nghị chuyên đề… để bao quát toàn diện các lĩnh vực, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm đồng bộ cả hệ thống chính trị đối với công tác dân vận.
Các cấp ủy, tổ chức đảng chú trọng việc tổ chức triển khai quán triệt sâu sắc các văn bản về công tác dân vận, tạo nhận thức thống nhất, đồng bộ. Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể có trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, tạo thuận lợi cho người dân hiểu, đồng thuận, chấp hành trong quá trình triển khai, thực hiện.
Tiếp tục thực hiện chủ trương kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực sự là công bộc của nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, làm cho cả hệ thống chính trị đặc biệt là chính quyền các cấp thực sự vì nhân dân phục vụ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong mối quan hệ với nhân dân; nâng cao chất lượng chỉ đạo của cấp ủy các cấp về công tác dân vận.
- Hai là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sát với thực tiễn, có tính thuyết phục cao, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động tương tác với người dân; ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện phát triển, trình độ dân trí và môi trường sống của các tầng lớp nhân dân một cách phù hợp.
Thường xuyên sâu sát, gần gũi, nắm bắt tình hình, những vấn đề bức xúc trong nhân dân để có nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, kịp thời, nhất là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Qua đó chủ động dự báo, đánh giá xu hướng của dư luận xã hội; vận động nhân dân nhận thức đúng, phối hợp để phản bác các thông tin không đúng, luận điệu xuyên tạc, chia rẽ, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng hình thức phù hợp cho vùng đồng bào dân tộc tiểu số, đồng bào tôn giáo. Tiếp tục đổi mới công tác dân vận ở vùng khó khăn, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, giữ gìn quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò người có uy tín trong tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả vận động nhân dân bằng chính sách hợp lòng dân, đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp, người dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân; bằng sự gương mẫu, chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu và bằng những hành động cụ thể, những hình ảnh đẹp của cả hệ thống chính trị chăm lo cho nhân dân.
- Ba là, nâng cao hiệu quả công tác dân của cơ quan nhà nước các cấp, trọng tâm là hoàn thiện cơ chế và nâng cao vai trò tham gia của nhân dân trong quá trình quyết định chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là những chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nhân dân, có chính sách sát hợp với đặc điểm vùng miền, đặc thù của đời sống văn hóa người dân mỗi tỉnh nhằm tạo động lực, phát huy lợi thế so sánh và không tạo tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự chăm lo, hỗ trợ của Chính phủ, quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân, đối thọai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Kiên quyết phê phán, đấu tranh mạnh mẽ với biểu hiện thờ ơ, vô cảm, quan kiêu, cửa quyền, nhũng nhiễu. Các cấp chính quyền phải xây dựng đội ngũ cán bộ phụng sự xã hội, phục vụ nhân dân, lấy mục tiêu an dân trong các vấn đề chỉ đạo.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, người đứng đầu chính quyền ở cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tôn trọng và nâng cao vai trò của người dân, người lao động trong việc tiếp cận thông tin, góp ý, hiến kế và quyết định những vấn đề được pháp luật quy định, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; có giải pháp ngăn ngừa từ xa việc bùng phát các điểm nóng trong nhân dân, không để phát sinh mâu thuẫn lợi ích trong quá trình phát triển. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, các vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài.
Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp trong thực hiện quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị; phát huy quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp.
- Bốn là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng theo hướng sát cơ sở, thực chất, hiệu quả hơn. Quan tâm lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế, chính sách chăm lo, động viên đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, Mặt trận và các tổ chức thành viên; kiên quyết không bố trí cán bộ vi phạm kỷ luật, thiếu gương mẫu, đạo đức kém làm công tác dân vận.
Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền rong sạch, vững mạnh của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phối hợp với chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn tính minh bạch và thông tin cho nhân dân và xã hội các vấn đề nguồn lực, sử dụng nguồn lực và kiểm soát tính hiệu quả của sử dụng các nguồn lực xã hội.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan nhà nước trong lắng nghe, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến đời sống nhân dân, giải quyết kịp thời, hiệu quả những điểm nóng, phức tạp trong cộng đồng dân cư.
Năm là, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong toàn hệ thống chính trị, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, giữ vững quốc phòng, an ninh; phát huy mọi tiềm năng trí tuệ trong nhân dân đóng góp cho xã hội, cho đất nước; biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, trong hoạt động vận động nhân dân, thực hiện công vụ, cải cách hành chính, trong quan hệ với nhân dân nhằm cổ vũ tinh thần phục nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân, vì nhân dân, tích cực tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp, thống nhất hành động trong công tác dân vận, trong phong trào thi đua yêu nước của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức nhân dân, đổi mới cách thức, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước./.
|
|
|
|
|
|
|
|