Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
3
2
1
3
6
9
7
Sổ tay Đảng viên 29 Tháng Chín 2023 5:00:00 CH

Bài viết “Tấm lòng của Bác Hồ với người cao tuổi”

 

“Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng, đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất phụ lão cứu. Nước suy sụp phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề...”.

Những lời trên được trích từ lá thư Bác Hồ gửi các vị phụ lão trong cả nước vào tháng 6 năm 1941. Từng câu từng chữ của Người đều thể hiện tình cảm yêu mến, quan tâm sâu sắc cũng như sự tin tưởng mà Bác Hồ dành cho người cao tuổi. Trong rất nhiều những bài nói chuyện, bức thư, văn thơ của mình, Người luôn khẳng định vai trò quan trọng của người cao tuổi trong sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như sự nghiệp phát triển đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm kháng chiến

Trong những năm kháng chiến còn gian khổ, khó khăn, cuộc cách mạng của dân tộc ta cần sức mạnh đoàn kết của mọi tầng lớp, giai cấp. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bằng mọi cách để kêu gọi được sức mạnh toàn dân. Với người cao tuổi, Người đã kêu gọi: “Chúng ta là bậc phụ lão, cần phải tinh thần đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta. Vậy tôi mong các vị phụ lão ở Hà thành ra xung phong tổ chức “Phụ lão cứu quốc Hội” để cho các phụ lão cả nước bắt chước và để hùn sức giữ  gìn nền độc lập của nước nhà”. Trong lời kêu gọi này, Người đã kêu gọi tinh thần đi đầu, nêu gương của các cụ phụ lão. Và thực tế, phương pháp này đã có sức lan tỏa rất lớn. Trên cả nước, Hội Phụ lão cứu quốc ngày càng phát triển, đóng góp phần không nhỏ vào thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong suốt những năm lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Người vẫn theo dõi và cổ vũ sự phấn đấu của người cao tuổi. Quan tâm và thấu hiểu sự cố gắng của các cụ trong sự nghiệp cách mạng nên Người luôn kịp thời động viên, khích lệ. Như những câu thơ mà Người đã gửi tặng tới ba lão du kích Cao Bằng:

Tuổi cao chí càng cao

Múa gươm giết giặc ào ào gió thu

Sẵn sàng tiêu diệt quân thù

Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng.

(Thơ tặng ba lão du kích Cao Bằng - 1947)

Hơn nữa, Người còn gửi rất nhiều thư khen, lời chúc mừng, tặng Huy hiệu, tặng lụa tới người cao tuổi có thành tích kháng chiến và sản xuất. Đặc biệt, trong lá thư khen các cụ phụ lão xã Hoằng Trường bắn rơi máy bay Mỹ, Bác đã khẳng định: “Thật là tuổi cao chí khí càng cao”. Sau này, Bác đã viết bài “Các cụ già nhiều tuổi nhất nước ta”.Trong các tác phẩm của mình, Bác đã thể hiện sự trân trọng cũng như niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh, sự đóng góp của người cao tuổi. .

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”. Chính vì vậy, Người luôn luôn quan tâm, tôn trọng, chăm sóc người cao tuổi cũng như tổ chức người cao tuổi. Người đã khẳng định: “Dẫu tóc đã bạc, mắt đã hoa, tay run, chân mỏi nhưng mỗi lời các cụ nói ra có ảnh hưởng đến hưng bang, mỗi hành động của phụ lão ảnh hưởng đến việc dựng nước và giữ nước... Đối với gia đình, Tổ quốc, phụ lão có trọng trách là bậc tôn trưởng đối với làng xóm, bà con, có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô nhân dân hưởng ứng, phụ lão làm nhân dân làm theo”.

Không phụ lòng mong mỏi của Người, người cao tuổi Việt Nam đã không ngừng rèn luyện, đóng góp sức lực vào sự nghiệp cách mạng. Người cao tuổi không chỉ thực hiện mà còn trở thành tấm gương tuyên truyền có sức lan tỏa mạnh mẽ, kêu gọi các thế hệ trẻ tham gia cách mạng, tạo nên sức mạnh toàn dân cho cách mạng dân tộc.

Người cao tuổi phát huy sức mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội

54 năm - kể từ ngày Bác ra đi, Đảng, Nhà nước vẫn luôn thực hiện theo đúng những mong mỏi của Người. Đặc biệt trong mấy năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta quan tâm nhiều đến người cao tuổi. Bên cạnh Luật Người cao tuổi, các chế độ ưu tiên dành cho người cao tuổi ngày càng được xây dựng và chú ý thực hiện trong thực tế. Càng ngày người cao tuổi càng có nhiều cơ hội hoạt động, tích cực xung kích, đi đầu, nêu gương để tạo sức lôi cuốn cho các tầng lớp khác trong xã hội.

Thực tế, người cao tuổi ở nước ta nói chung đều trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Họ là những người lao động, quân nhân, cán bộ, những trí thức, văn nghệ sĩ... đã từng cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Cuộc đời của họ gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trải qua thời gian, họ vẫn luôn giữ được sự trung thành với cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống giản dị, tiếp tục cống hiến, là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Trong số những người cao tuổi có nhiều người có trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi, có những văn nghệ sĩ, những nhà cách mạng, nhà quân sự có năng lực giỏi và nhiều kinh nghiệm, tiếp tục có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hơn nữa, về mặt số lượng, người cao tuổi ở nước ta ngày càng đông, chiếm phần không nhỏ trong cơ cấu dân số. Vì vậy, vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Kỷ niệm 54 năm thực hiện Di chúc của Bác, nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10), chúng ta lại bồi hồi nhớ những lời Người nói với các cụ phụ lão để ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ. Bởi người cao tuổi ở vào giai đoạn lịch sử nào của đất nước, có thể là “người xưa năm cũ” nhưng họ vẫn mãi là hình ảnh “cây cao bóng cả” đáng kính của xã hội và gia đình. Như lời của Bác Hồ đã nói:

“Càng già, càng dẻo lại càng dai

Tinh thần gương mẫu chẳng nhường ai

Đôn đốc con em làm nhiệm vụ

Vuốt râu mừng xã hội tương lai”

Tuổi già nhưng chí không già

Góp phần xây dựng nước nhà  phồn vinh.

Hình ảnh của Bác Hồ luôn khắc sâu trong tâm trí, trái tim của dân tộc và những người cao tuổi. Thời gian không ngừng trôi nhưng người cao tuổi vẫn luôn nhớ về những lời dạy của Bác để không ngừng cố gắng, nỗ lực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Hàng ngày, trong dòng người vào Lăng viếng Bác, chúng ta bắt gặp rất nhiều người cao tuổi. Họ là những người đang sinh sống trên đất nước Việt Nam, là những Việt kiều ở miền đất xa xôi… nhưng tất cả họ đều thành kính hướng về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Có thể nói, quan tâm, chăm sóc người cao tuổi đó là một truyền thống đạo đức của dân tộc, song đó cũng là một trách nhiệm, một nghĩa vụ. Bởi vì người cao tuổi hôm nay là những người đã xây nên nền móng xã hội hòa bình, độc lập, tự chủ cho chúng ta hôm nay. Hơn lúc nào hết, Người cao tuổi đã và đang có sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ. Họ chính là lá cờ đầu dẫn dắt các thế hệ đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước, thực hiện theo đúng mong mỏi lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Theo Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh


Số lượt người xem: 132    
Xem theo ngày Xem theo ngày

TIẾP NHẬN CÂU HỎI CỦA ĐẢNG VIÊN

Đây là kênh tiếp nhận CÂU HỎI của Đảng viên. Đảng viên có thể đặt câu hỏi trao đổi về các nội dung liên quan công tác đảng thuộc các lĩnh vực: công tác tuyên giáo; công tác tổ chức - xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; công tác dân vận; công tác văn phòng cấp ủy.

Để hoàn thành việc gửi câu hỏi, người hỏi phải cung cấp đầy đủ thông tin và số điện thoại cá nhân thì mới hoàn thành gửi câu hỏi, cung cấp số điện thoại còn giúp cho việc trao đổi hiệu quả hơn giữa bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên với người đặt câu hỏi.

* Lưu ý

- Vui lòng điền đầy đủ thông tin có (*) màu đỏ để bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên thuận tiện trong việc trao đổi và phúc đáp thông tin.

- Mỗi lần đặt câu hỏi sẽ hiện mã kiểm tra, vui lòng nhập mã kiểm tra để hoàn thành việc gửi câu hỏi.

- Gõ tiếng Việt có dấu. Những trường hợp đặt câu hỏi không có dấu, không cung cấp số điện thoại hoặc không điền đầy đủ vào các yêu cầu có (*) màu đỏ xem như không được trả lời.

 

  Họ và tên: (*)
  Email: (*)
  Chủ đề: (*)
  Địa chỉ:
  Số điện thoại:
  Nội dung: (*)
  File đính kèm:
  Mã kiểm tra:
  Nhập mã kiểm tra: (*)