|
|
|
|
|
|
|
|
Hỏi - Đáp của Ban Tuyên giáo
|
|
Hỏi: Một số giải pháp cơ bản nhằm củng cố nếp sống thị dân ở Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh góp phần hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh?
Đáp: Từ những tiêu chí nêu trên, xây dựng nếp sống thị dân gắn với nhiệm vụ xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố mang tên Bác, Thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng, thực hiện một số giải pháp quan trọng sau:
Thứ nhất, cần tăng cường giáo dục pháp luật thông qua các hình thức sinh hoạt của tổ dân phố; giáo dục nhận thức cho người dân về nếp sống thị dân và về ý nghĩa của thực hiện nếp sống thị dân; tăng mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn để đảm bảo đủ sức răn đe; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành văn minh đô thị, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải tạo điều kiện cho mọi người thực hiện được nếp sống văn minh đô thị, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu.
Thứ hai, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân; đẩy mạnh giáo dục các nội dung về nếp sống thị dân trong hệ thống giáo dục nhà trường, hệ thống truyền thông đại chúng thường xuyên, liên tục. Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu. Công tác tuyên truyền xây dựng nếp sống thị dân, trước hết tập trung tuyên truyền mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức, nhận thức cá nhân trong lối sống, ứng xử giữa người với người, với cộng đồng, xã hội. Sử dụng hình thức tuyên truyền vận động qua báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng, pa-nô, áp phích quảng cáo, trang thông tin điện tử của Thành phố, quận, huyện; xây dựng chuyên mục “nếp sống thị dân”.
Thứ ba, đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công ích đô thị, có ý nghĩa là sự khởi đầu quan trọng để hình thành nên đời sống thị dân; đặt thêm thùng rác, nhà vệ sinh ở những nơi công cộng; đầu tư chương trình chống ngập úng, chống ùn tắc giao thông đô thị, chương trình chỉnh trang đô thị; thực hiện tốt các chính sách xã hội như: Xóa đói giảm nghèo, xóa nhà ổ chuột, nhà tạm bợ trên kênh rạch, chương trình nhà ở xã hội giá thấp cho người thu nhập trung bình, nhà ở cho công nhân, nhà tình thương tình nghĩa cho đối tượng chính sách.
Thứ tư, có chương trình giáo dục chuẩn giá trị để định hướng chuẩn giá trị phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán; lấy cái đẹp, cái tốt để cô lập, làm giảm dần, đi đến chấm dứt hoàn toàn những hành vi không phù hợp với văn minh đô thị.
Thứ năm, tăng cường các biện pháp giáo dục gia đình, chú trọng những tác động tích cực từ việc hình thành các thói quen tốt từ cuộc sống gia đình. Khi gia đình hình thành được các thói quen lành mạnh, các giá trị của gia đình sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành, củng cố nếp sống thị dân và mang lại hiệu quả cao.
Thứ sáu, cần có chính sách và biện pháp tác động đến thành phần dân nhập cư để họ có khả năng thích ứng nhanh với cuộc sống đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một nguyên nhân không nhỏ là ảnh hưởng của nếp sống nông dân do những người thị dân mới, những người nhập cư liên tục mang đến. Nếp sống thị dân thì họ chưa có ngay, vì đó là thói quen, tập quán phải có thời gian, phải sống, hoạt động mới hình thành được.
Thứ bảy, phát huy tính tự giác của cán bộ, công chức để làm gương cho người dân trong quá trình thực hiện, củng cố nếp sống thị dân; thực hiện văn minh công sở, kết hợp với các yêu cầu làm gương của cán bộ, công chức ở địa phương; đưa tiêu chí thực hiện nếp sống thị dân vào tiêu chuẩn thi đua ở các cơ quan nhà nước.
Thứ tám, phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng xã hội, đặc biệt là ở các khu dân cư, vai trò tự quản ở cộng đồng. Các tổ chức cộng đồng dân cư đóng vai trò quyết định thực hiện thành công quá trình xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tính cộng đồng ở tổ dân phố, khu phố là sự liên kết các thành viên trong tổ dân phố, khu phố với nhau lại trên cơ sở các mối quan hệ thể hiện sự quan tâm chung đối với các vấn đề liên quan đến cuộc sống về kinh tế, văn hóa, xã hội, đến quá trình chăm lo cho lợi ích của bản thân và gia đình, cần phải chú ý đảm bảo lợi ích chung của các thành viên khác trong tổ dân phố, khu phố. Sự liên kết giữa các thành viên trong tổ dân phố là sự liên kết của những người cùng cư trú trên một địa bàn liền kề, gần nhau theo không gian,... Tính cộng đồng trong hoạt động tổ dân phố, khu phố đã giúp cho các địa phương thực hiện thành công nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân, trong đó có việc hình thành nếp sống thị dân.
(Nguồn: Trích tài liệu chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa con người Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo Thành ủy)
|
|
Số lượt người xem:
212
|
|
|
TIẾP NHẬN CÂU HỎI CỦA ĐẢNG VIÊN
Đây là kênh tiếp nhận CÂU HỎI của Đảng viên. Đảng viên có thể đặt câu hỏi trao đổi về các nội dung liên quan công tác đảng thuộc các lĩnh vực: công tác tuyên giáo; công tác tổ chức - xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; công tác dân vận; công tác văn phòng cấp ủy.
Để hoàn thành việc gửi câu hỏi, người hỏi phải cung cấp đầy đủ thông tin và số điện thoại cá nhân thì mới hoàn thành gửi câu hỏi, cung cấp số điện thoại còn giúp cho việc trao đổi hiệu quả hơn giữa bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên với người đặt câu hỏi.
* Lưu ý
- Vui lòng điền đầy đủ thông tin có (*) màu đỏ để bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên thuận tiện trong việc trao đổi và phúc đáp thông tin.
- Mỗi lần đặt câu hỏi sẽ hiện mã kiểm tra, vui lòng nhập mã kiểm tra để hoàn thành việc gửi câu hỏi.
- Gõ tiếng Việt có dấu. Những trường hợp đặt câu hỏi không có dấu, không cung cấp số điện thoại hoặc không điền đầy đủ vào các yêu cầu có (*) màu đỏ xem như không được trả lời.
|
|
|
Hỏi - Đáp của Ban Tuyên giáo
|
|
Hỏi: Một số giải pháp cơ bản nhằm củng cố nếp sống thị dân ở Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh góp phần hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh?
Đáp: Từ những tiêu chí nêu trên, xây dựng nếp sống thị dân gắn với nhiệm vụ xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố mang tên Bác, Thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng, thực hiện một số giải pháp quan trọng sau:
Thứ nhất, cần tăng cường giáo dục pháp luật thông qua các hình thức sinh hoạt của tổ dân phố; giáo dục nhận thức cho người dân về nếp sống thị dân và về ý nghĩa của thực hiện nếp sống thị dân; tăng mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn để đảm bảo đủ sức răn đe; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành văn minh đô thị, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải tạo điều kiện cho mọi người thực hiện được nếp sống văn minh đô thị, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu.
Thứ hai, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân; đẩy mạnh giáo dục các nội dung về nếp sống thị dân trong hệ thống giáo dục nhà trường, hệ thống truyền thông đại chúng thường xuyên, liên tục. Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu. Công tác tuyên truyền xây dựng nếp sống thị dân, trước hết tập trung tuyên truyền mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức, nhận thức cá nhân trong lối sống, ứng xử giữa người với người, với cộng đồng, xã hội. Sử dụng hình thức tuyên truyền vận động qua báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng, pa-nô, áp phích quảng cáo, trang thông tin điện tử của Thành phố, quận, huyện; xây dựng chuyên mục “nếp sống thị dân”.
Thứ ba, đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công ích đô thị, có ý nghĩa là sự khởi đầu quan trọng để hình thành nên đời sống thị dân; đặt thêm thùng rác, nhà vệ sinh ở những nơi công cộng; đầu tư chương trình chống ngập úng, chống ùn tắc giao thông đô thị, chương trình chỉnh trang đô thị; thực hiện tốt các chính sách xã hội như: Xóa đói giảm nghèo, xóa nhà ổ chuột, nhà tạm bợ trên kênh rạch, chương trình nhà ở xã hội giá thấp cho người thu nhập trung bình, nhà ở cho công nhân, nhà tình thương tình nghĩa cho đối tượng chính sách.
Thứ tư, có chương trình giáo dục chuẩn giá trị để định hướng chuẩn giá trị phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán; lấy cái đẹp, cái tốt để cô lập, làm giảm dần, đi đến chấm dứt hoàn toàn những hành vi không phù hợp với văn minh đô thị.
Thứ năm, tăng cường các biện pháp giáo dục gia đình, chú trọng những tác động tích cực từ việc hình thành các thói quen tốt từ cuộc sống gia đình. Khi gia đình hình thành được các thói quen lành mạnh, các giá trị của gia đình sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành, củng cố nếp sống thị dân và mang lại hiệu quả cao.
Thứ sáu, cần có chính sách và biện pháp tác động đến thành phần dân nhập cư để họ có khả năng thích ứng nhanh với cuộc sống đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một nguyên nhân không nhỏ là ảnh hưởng của nếp sống nông dân do những người thị dân mới, những người nhập cư liên tục mang đến. Nếp sống thị dân thì họ chưa có ngay, vì đó là thói quen, tập quán phải có thời gian, phải sống, hoạt động mới hình thành được.
Thứ bảy, phát huy tính tự giác của cán bộ, công chức để làm gương cho người dân trong quá trình thực hiện, củng cố nếp sống thị dân; thực hiện văn minh công sở, kết hợp với các yêu cầu làm gương của cán bộ, công chức ở địa phương; đưa tiêu chí thực hiện nếp sống thị dân vào tiêu chuẩn thi đua ở các cơ quan nhà nước.
Thứ tám, phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng xã hội, đặc biệt là ở các khu dân cư, vai trò tự quản ở cộng đồng. Các tổ chức cộng đồng dân cư đóng vai trò quyết định thực hiện thành công quá trình xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tính cộng đồng ở tổ dân phố, khu phố là sự liên kết các thành viên trong tổ dân phố, khu phố với nhau lại trên cơ sở các mối quan hệ thể hiện sự quan tâm chung đối với các vấn đề liên quan đến cuộc sống về kinh tế, văn hóa, xã hội, đến quá trình chăm lo cho lợi ích của bản thân và gia đình, cần phải chú ý đảm bảo lợi ích chung của các thành viên khác trong tổ dân phố, khu phố. Sự liên kết giữa các thành viên trong tổ dân phố là sự liên kết của những người cùng cư trú trên một địa bàn liền kề, gần nhau theo không gian,... Tính cộng đồng trong hoạt động tổ dân phố, khu phố đã giúp cho các địa phương thực hiện thành công nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân, trong đó có việc hình thành nếp sống thị dân.
(Nguồn: Trích tài liệu chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa con người Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo Thành ủy)
|
|
Số lượt người xem:
211
|
|
|
Hỏi - Đáp của Ban Tuyên giáo
|
|
Hỏi: Một số giải pháp cơ bản nhằm củng cố nếp sống thị dân ở Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh góp phần hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh?
Đáp: Từ những tiêu chí nêu trên, xây dựng nếp sống thị dân gắn với nhiệm vụ xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố mang tên Bác, Thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng, thực hiện một số giải pháp quan trọng sau:
Thứ nhất, cần tăng cường giáo dục pháp luật thông qua các hình thức sinh hoạt của tổ dân phố; giáo dục nhận thức cho người dân về nếp sống thị dân và về ý nghĩa của thực hiện nếp sống thị dân; tăng mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn để đảm bảo đủ sức răn đe; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành văn minh đô thị, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải tạo điều kiện cho mọi người thực hiện được nếp sống văn minh đô thị, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu.
Thứ hai, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân; đẩy mạnh giáo dục các nội dung về nếp sống thị dân trong hệ thống giáo dục nhà trường, hệ thống truyền thông đại chúng thường xuyên, liên tục. Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu. Công tác tuyên truyền xây dựng nếp sống thị dân, trước hết tập trung tuyên truyền mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức, nhận thức cá nhân trong lối sống, ứng xử giữa người với người, với cộng đồng, xã hội. Sử dụng hình thức tuyên truyền vận động qua báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng, pa-nô, áp phích quảng cáo, trang thông tin điện tử của Thành phố, quận, huyện; xây dựng chuyên mục “nếp sống thị dân”.
Thứ ba, đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công ích đô thị, có ý nghĩa là sự khởi đầu quan trọng để hình thành nên đời sống thị dân; đặt thêm thùng rác, nhà vệ sinh ở những nơi công cộng; đầu tư chương trình chống ngập úng, chống ùn tắc giao thông đô thị, chương trình chỉnh trang đô thị; thực hiện tốt các chính sách xã hội như: Xóa đói giảm nghèo, xóa nhà ổ chuột, nhà tạm bợ trên kênh rạch, chương trình nhà ở xã hội giá thấp cho người thu nhập trung bình, nhà ở cho công nhân, nhà tình thương tình nghĩa cho đối tượng chính sách.
Thứ tư, có chương trình giáo dục chuẩn giá trị để định hướng chuẩn giá trị phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán; lấy cái đẹp, cái tốt để cô lập, làm giảm dần, đi đến chấm dứt hoàn toàn những hành vi không phù hợp với văn minh đô thị.
Thứ năm, tăng cường các biện pháp giáo dục gia đình, chú trọng những tác động tích cực từ việc hình thành các thói quen tốt từ cuộc sống gia đình. Khi gia đình hình thành được các thói quen lành mạnh, các giá trị của gia đình sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành, củng cố nếp sống thị dân và mang lại hiệu quả cao.
Thứ sáu, cần có chính sách và biện pháp tác động đến thành phần dân nhập cư để họ có khả năng thích ứng nhanh với cuộc sống đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một nguyên nhân không nhỏ là ảnh hưởng của nếp sống nông dân do những người thị dân mới, những người nhập cư liên tục mang đến. Nếp sống thị dân thì họ chưa có ngay, vì đó là thói quen, tập quán phải có thời gian, phải sống, hoạt động mới hình thành được.
Thứ bảy, phát huy tính tự giác của cán bộ, công chức để làm gương cho người dân trong quá trình thực hiện, củng cố nếp sống thị dân; thực hiện văn minh công sở, kết hợp với các yêu cầu làm gương của cán bộ, công chức ở địa phương; đưa tiêu chí thực hiện nếp sống thị dân vào tiêu chuẩn thi đua ở các cơ quan nhà nước.
Thứ tám, phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng xã hội, đặc biệt là ở các khu dân cư, vai trò tự quản ở cộng đồng. Các tổ chức cộng đồng dân cư đóng vai trò quyết định thực hiện thành công quá trình xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tính cộng đồng ở tổ dân phố, khu phố là sự liên kết các thành viên trong tổ dân phố, khu phố với nhau lại trên cơ sở các mối quan hệ thể hiện sự quan tâm chung đối với các vấn đề liên quan đến cuộc sống về kinh tế, văn hóa, xã hội, đến quá trình chăm lo cho lợi ích của bản thân và gia đình, cần phải chú ý đảm bảo lợi ích chung của các thành viên khác trong tổ dân phố, khu phố. Sự liên kết giữa các thành viên trong tổ dân phố là sự liên kết của những người cùng cư trú trên một địa bàn liền kề, gần nhau theo không gian,... Tính cộng đồng trong hoạt động tổ dân phố, khu phố đã giúp cho các địa phương thực hiện thành công nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân, trong đó có việc hình thành nếp sống thị dân.
(Nguồn: Trích tài liệu chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa con người Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo Thành ủy)
|
|
|
|
|
|
|
|