|
|
|
|
|
|
|
|
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
|
|
2.2. Xây dựng Mặt trận dân tộc và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội
Quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là có bảo đảm và phát huy dân chủ ở trong Đảng thì mới bảo đảm được dân chủ của toàn xã hội. Quyền lãnh đạo của Đảng được xuất phát từ sự ủy quyền của giai cấp công nhân, của dân tộc và của Nhân dân. Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội là nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội. Dân chủ trong Đảng trở thành yếu tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội. Quan điểm này được Người thể hiện rõ: “Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta... Trong cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam”. Đối với xây dựng Mặt trận dân tộc, Hồ Chí Minh quan niệm, trong việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, cần chú trọng việc xây dựng Mặt trận với vai trò là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển đất nước, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi khác của Nhân dân. Mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết lực lượng toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bởi “Mục đích phấn đấu của Mặt trận dân tộc thống nhất là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Mặt trận dân tộc thống nhất là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng, Nhà nước ta.
Theo đó, Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc thống nhất phải là Cương lĩnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận tập hợp, đoàn kết rộng rãi tất cả những người Việt Nam yêu nước, không phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội, đảng phái, xu hướng chính trị, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo...
Đối với các đoàn thể chính trị - xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định:
“ - Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- Công đoàn phải thật sự trở thành trường học quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và văn hóa của giai cấp công nhân nước ta.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
- Hội Nông dân có nhiệm vụ: “Làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình, làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc”.
3. Đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng
Hồ Chí Minh suốt một đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, quan tâm rèn luyện Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong quá trình chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng, Người không chỉ quan tâm đến việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn rất quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng về đạo đức, tư cách người cách mạng. Từ năm 1927, trong 23 điểm nêu trong cuốn Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều phẩm chất đạo đức cần có đối với người cách mạng, như: Cần kiệm; Hòa mà không tư; Cả quyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Nhẫn nại (chịu khó); Vị công vong tư; Không hiểu danh, không kiêu ngạo; Nói thì phải làm; Hy sinh; Ít lòng tham muốn về vật chất; Khoan thứ; Có lòng bày vẽ cho người; Trực mà không táo bạo; Quyết đoán; Dũng cảm...
Xác định đúng đắn đường lối chiến lược giải phóng dân tộc để Đảng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ Nhân dân, trong giai đoạn 1930 - 1945, Người đã kiên định thực hiện đường lối chiến lược đó, mang lại thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Sau khi thành lập chính quyền dân chủ Nhân dân, với cương vị người đứng đầu, Người cùng với Đảng chèo lái con thuyền cách mạng trong điều kiện cực kỳ khó khăn, phức tạp những năm 1945 - 1946, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Với đường lối “kháng chiến, kiến quốc”, “thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo Nhân dân đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong phạm vi cả nước; cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ đó, có lúc Đảng gặp sai lầm, Hồ Chí Minh đã nhận trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Người đặt mình trong tập thể, nguyện trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng “cả khi phải ẩn nấp nơi núi non, ra vào nơi tù tội không bao giờ xa rời mục tiêu đó”, “nguyện đi cùng với đồng bào, dù phải hy sinh tính mạng cũng không nề”...
Tấm gương mẫu mực của Người về phẩm chất, tư cách, suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng được thể hiện nổi bật ở các điểm sau:
Một là, tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Là người thành lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gương mẫu, trung thực, trách nhiệm, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, coi kỷ luật Đảng là kỷ luật nghiêm minh và tự giác, quan tâm đến việc thực hành dân chủ trong Đảng. Người xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nêu cao tinh thần "phụ trách" trước Đảng, trước dân tộc và Nhân dân.
Hai là, tấm gương luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ vững, rèn luyện ý chí, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tư do!"; trách nhiệm trung thành với Đảng, Nhà nước, hiếu với Nhân dân.
Khổ luyện, tiếp thu các giá trị văn hóa, tự hoàn thiện nhân cách, không ngừng học tập để có tri thức, nâng cao tầm trí tuệ, Hồ Chí Minh đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Rèn luyện, giữ vững đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; tấm lòng nhân ái, thủy chung, son sắt; lối sống giản dị, thiết thực, hòa đồng, làm chủ bản thân và luôn hướng tới những chuẩn mực của chân, thiện, mỹ.
Rèn luyện để có tác phong gần dân, hiểu dân, vì dân; gương mẫu trong cuộc sống hàng ngày.
Chăm lo xây dựng Đảng ta thành một Đảng đạo đức, văn minh với những chuẩn mực được xây dựng từ mỗi tổ chức đảng cho đến từng cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là Đảng Cộng sản cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh. “Đảng không phải chỉ đại biểu lợi ích của đảng viên, mà đại biểu lợi ích của toàn giai cấp công nhân, toàn thể dân tộc và loài người”. Đảng phải kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin. Cán bộ, đảng viên phải học tập lý luận Mác-Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác Đảng giao phó cho mình. Người căn dặn, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, “Đảng ta là một đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”.
Người cũng nêu rõ, chuẩn mực đạo đức đầu tiên cần có của cán bộ, đảng viên là trung với Đảng, với Nước, hiếu với Dân. “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất... Đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân”. Điểm cốt lõi trong đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. “Quyết tâm tẩy bỏ cho kỳ hết bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí”.
Cán bộ, đảng viên cũng cần có phẩm chất yêu thương, quý trọng con người, phát huy truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc, sống có tình có nghĩa, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”.
Để các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện được các phẩm chất đạo đức cách mạng nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh định ra 3 nguyên tắc:
Một là, xây đi đôi với chống. Xây cái tốt, nâng cao đạo đức cách mạng. Chống cái xấu, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. “Xây tốt thì chống mới tốt. Chống tốt thì xây mới tốt”.
Hai là, nói đi đôi với làm, gương mẫu đạo đức. Từ mỗi tổ chức đảng cho đến mỗi cán bộ, đảng viên đều cần đã nói thì phải làm. “Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí”.
Ba là, tu dưỡng đạo đức hàng ngày, suốt đời. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. (Còn tiếp)
BBT
|
|
Số lượt người xem:
607
|
|
|
TIẾP NHẬN CÂU HỎI CỦA ĐẢNG VIÊN
Đây là kênh tiếp nhận CÂU HỎI của Đảng viên. Đảng viên có thể đặt câu hỏi trao đổi về các nội dung liên quan công tác đảng thuộc các lĩnh vực: công tác tuyên giáo; công tác tổ chức - xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; công tác dân vận; công tác văn phòng cấp ủy.
Để hoàn thành việc gửi câu hỏi, người hỏi phải cung cấp đầy đủ thông tin và số điện thoại cá nhân thì mới hoàn thành gửi câu hỏi, cung cấp số điện thoại còn giúp cho việc trao đổi hiệu quả hơn giữa bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên với người đặt câu hỏi.
* Lưu ý
- Vui lòng điền đầy đủ thông tin có (*) màu đỏ để bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên thuận tiện trong việc trao đổi và phúc đáp thông tin.
- Mỗi lần đặt câu hỏi sẽ hiện mã kiểm tra, vui lòng nhập mã kiểm tra để hoàn thành việc gửi câu hỏi.
- Gõ tiếng Việt có dấu. Những trường hợp đặt câu hỏi không có dấu, không cung cấp số điện thoại hoặc không điền đầy đủ vào các yêu cầu có (*) màu đỏ xem như không được trả lời.
|
|
|
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
|
|
2.2. Xây dựng Mặt trận dân tộc và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội
Quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là có bảo đảm và phát huy dân chủ ở trong Đảng thì mới bảo đảm được dân chủ của toàn xã hội. Quyền lãnh đạo của Đảng được xuất phát từ sự ủy quyền của giai cấp công nhân, của dân tộc và của Nhân dân. Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội là nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội. Dân chủ trong Đảng trở thành yếu tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội. Quan điểm này được Người thể hiện rõ: “Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta... Trong cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam”. Đối với xây dựng Mặt trận dân tộc, Hồ Chí Minh quan niệm, trong việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, cần chú trọng việc xây dựng Mặt trận với vai trò là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển đất nước, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi khác của Nhân dân. Mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết lực lượng toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bởi “Mục đích phấn đấu của Mặt trận dân tộc thống nhất là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Mặt trận dân tộc thống nhất là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng, Nhà nước ta.
Theo đó, Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc thống nhất phải là Cương lĩnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận tập hợp, đoàn kết rộng rãi tất cả những người Việt Nam yêu nước, không phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội, đảng phái, xu hướng chính trị, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo...
Đối với các đoàn thể chính trị - xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định:
“ - Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- Công đoàn phải thật sự trở thành trường học quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và văn hóa của giai cấp công nhân nước ta.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
- Hội Nông dân có nhiệm vụ: “Làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình, làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc”.
3. Đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng
Hồ Chí Minh suốt một đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, quan tâm rèn luyện Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong quá trình chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng, Người không chỉ quan tâm đến việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn rất quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng về đạo đức, tư cách người cách mạng. Từ năm 1927, trong 23 điểm nêu trong cuốn Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều phẩm chất đạo đức cần có đối với người cách mạng, như: Cần kiệm; Hòa mà không tư; Cả quyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Nhẫn nại (chịu khó); Vị công vong tư; Không hiểu danh, không kiêu ngạo; Nói thì phải làm; Hy sinh; Ít lòng tham muốn về vật chất; Khoan thứ; Có lòng bày vẽ cho người; Trực mà không táo bạo; Quyết đoán; Dũng cảm...
Xác định đúng đắn đường lối chiến lược giải phóng dân tộc để Đảng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ Nhân dân, trong giai đoạn 1930 - 1945, Người đã kiên định thực hiện đường lối chiến lược đó, mang lại thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Sau khi thành lập chính quyền dân chủ Nhân dân, với cương vị người đứng đầu, Người cùng với Đảng chèo lái con thuyền cách mạng trong điều kiện cực kỳ khó khăn, phức tạp những năm 1945 - 1946, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Với đường lối “kháng chiến, kiến quốc”, “thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo Nhân dân đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong phạm vi cả nước; cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ đó, có lúc Đảng gặp sai lầm, Hồ Chí Minh đã nhận trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Người đặt mình trong tập thể, nguyện trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng “cả khi phải ẩn nấp nơi núi non, ra vào nơi tù tội không bao giờ xa rời mục tiêu đó”, “nguyện đi cùng với đồng bào, dù phải hy sinh tính mạng cũng không nề”...
Tấm gương mẫu mực của Người về phẩm chất, tư cách, suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng được thể hiện nổi bật ở các điểm sau:
Một là, tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Là người thành lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gương mẫu, trung thực, trách nhiệm, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, coi kỷ luật Đảng là kỷ luật nghiêm minh và tự giác, quan tâm đến việc thực hành dân chủ trong Đảng. Người xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nêu cao tinh thần "phụ trách" trước Đảng, trước dân tộc và Nhân dân.
Hai là, tấm gương luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ vững, rèn luyện ý chí, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tư do!"; trách nhiệm trung thành với Đảng, Nhà nước, hiếu với Nhân dân.
Khổ luyện, tiếp thu các giá trị văn hóa, tự hoàn thiện nhân cách, không ngừng học tập để có tri thức, nâng cao tầm trí tuệ, Hồ Chí Minh đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Rèn luyện, giữ vững đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; tấm lòng nhân ái, thủy chung, son sắt; lối sống giản dị, thiết thực, hòa đồng, làm chủ bản thân và luôn hướng tới những chuẩn mực của chân, thiện, mỹ.
Rèn luyện để có tác phong gần dân, hiểu dân, vì dân; gương mẫu trong cuộc sống hàng ngày.
Chăm lo xây dựng Đảng ta thành một Đảng đạo đức, văn minh với những chuẩn mực được xây dựng từ mỗi tổ chức đảng cho đến từng cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là Đảng Cộng sản cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh. “Đảng không phải chỉ đại biểu lợi ích của đảng viên, mà đại biểu lợi ích của toàn giai cấp công nhân, toàn thể dân tộc và loài người”. Đảng phải kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin. Cán bộ, đảng viên phải học tập lý luận Mác-Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác Đảng giao phó cho mình. Người căn dặn, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, “Đảng ta là một đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”.
Người cũng nêu rõ, chuẩn mực đạo đức đầu tiên cần có của cán bộ, đảng viên là trung với Đảng, với Nước, hiếu với Dân. “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất... Đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân”. Điểm cốt lõi trong đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. “Quyết tâm tẩy bỏ cho kỳ hết bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí”.
Cán bộ, đảng viên cũng cần có phẩm chất yêu thương, quý trọng con người, phát huy truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc, sống có tình có nghĩa, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”.
Để các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện được các phẩm chất đạo đức cách mạng nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh định ra 3 nguyên tắc:
Một là, xây đi đôi với chống. Xây cái tốt, nâng cao đạo đức cách mạng. Chống cái xấu, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. “Xây tốt thì chống mới tốt. Chống tốt thì xây mới tốt”.
Hai là, nói đi đôi với làm, gương mẫu đạo đức. Từ mỗi tổ chức đảng cho đến mỗi cán bộ, đảng viên đều cần đã nói thì phải làm. “Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí”.
Ba là, tu dưỡng đạo đức hàng ngày, suốt đời. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. (Còn tiếp)
BBT
|
|
Số lượt người xem:
606
-
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc (11/03/2020)
-
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc (24/02/2020)
-
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc (18/02/2020)
-
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc (15/01/2020)
-
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc (07/01/2020)
-
Tài liệu tuyên truyền 89 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930 - 01/8/2019) (30/07/2019)
|
|
|
|
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
|
|
2.2. Xây dựng Mặt trận dân tộc và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội
Quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là có bảo đảm và phát huy dân chủ ở trong Đảng thì mới bảo đảm được dân chủ của toàn xã hội. Quyền lãnh đạo của Đảng được xuất phát từ sự ủy quyền của giai cấp công nhân, của dân tộc và của Nhân dân. Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội là nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội. Dân chủ trong Đảng trở thành yếu tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội. Quan điểm này được Người thể hiện rõ: “Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta... Trong cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam”. Đối với xây dựng Mặt trận dân tộc, Hồ Chí Minh quan niệm, trong việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, cần chú trọng việc xây dựng Mặt trận với vai trò là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển đất nước, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi khác của Nhân dân. Mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết lực lượng toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bởi “Mục đích phấn đấu của Mặt trận dân tộc thống nhất là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Mặt trận dân tộc thống nhất là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng, Nhà nước ta.
Theo đó, Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc thống nhất phải là Cương lĩnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận tập hợp, đoàn kết rộng rãi tất cả những người Việt Nam yêu nước, không phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội, đảng phái, xu hướng chính trị, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo...
Đối với các đoàn thể chính trị - xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định:
“ - Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- Công đoàn phải thật sự trở thành trường học quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và văn hóa của giai cấp công nhân nước ta.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
- Hội Nông dân có nhiệm vụ: “Làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình, làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc”.
3. Đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng
Hồ Chí Minh suốt một đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, quan tâm rèn luyện Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong quá trình chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng, Người không chỉ quan tâm đến việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn rất quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng về đạo đức, tư cách người cách mạng. Từ năm 1927, trong 23 điểm nêu trong cuốn Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều phẩm chất đạo đức cần có đối với người cách mạng, như: Cần kiệm; Hòa mà không tư; Cả quyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Nhẫn nại (chịu khó); Vị công vong tư; Không hiểu danh, không kiêu ngạo; Nói thì phải làm; Hy sinh; Ít lòng tham muốn về vật chất; Khoan thứ; Có lòng bày vẽ cho người; Trực mà không táo bạo; Quyết đoán; Dũng cảm...
Xác định đúng đắn đường lối chiến lược giải phóng dân tộc để Đảng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ Nhân dân, trong giai đoạn 1930 - 1945, Người đã kiên định thực hiện đường lối chiến lược đó, mang lại thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Sau khi thành lập chính quyền dân chủ Nhân dân, với cương vị người đứng đầu, Người cùng với Đảng chèo lái con thuyền cách mạng trong điều kiện cực kỳ khó khăn, phức tạp những năm 1945 - 1946, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Với đường lối “kháng chiến, kiến quốc”, “thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo Nhân dân đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong phạm vi cả nước; cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ đó, có lúc Đảng gặp sai lầm, Hồ Chí Minh đã nhận trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Người đặt mình trong tập thể, nguyện trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng “cả khi phải ẩn nấp nơi núi non, ra vào nơi tù tội không bao giờ xa rời mục tiêu đó”, “nguyện đi cùng với đồng bào, dù phải hy sinh tính mạng cũng không nề”...
Tấm gương mẫu mực của Người về phẩm chất, tư cách, suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng được thể hiện nổi bật ở các điểm sau:
Một là, tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Là người thành lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gương mẫu, trung thực, trách nhiệm, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, coi kỷ luật Đảng là kỷ luật nghiêm minh và tự giác, quan tâm đến việc thực hành dân chủ trong Đảng. Người xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nêu cao tinh thần "phụ trách" trước Đảng, trước dân tộc và Nhân dân.
Hai là, tấm gương luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ vững, rèn luyện ý chí, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tư do!"; trách nhiệm trung thành với Đảng, Nhà nước, hiếu với Nhân dân.
Khổ luyện, tiếp thu các giá trị văn hóa, tự hoàn thiện nhân cách, không ngừng học tập để có tri thức, nâng cao tầm trí tuệ, Hồ Chí Minh đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Rèn luyện, giữ vững đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; tấm lòng nhân ái, thủy chung, son sắt; lối sống giản dị, thiết thực, hòa đồng, làm chủ bản thân và luôn hướng tới những chuẩn mực của chân, thiện, mỹ.
Rèn luyện để có tác phong gần dân, hiểu dân, vì dân; gương mẫu trong cuộc sống hàng ngày.
Chăm lo xây dựng Đảng ta thành một Đảng đạo đức, văn minh với những chuẩn mực được xây dựng từ mỗi tổ chức đảng cho đến từng cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là Đảng Cộng sản cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh. “Đảng không phải chỉ đại biểu lợi ích của đảng viên, mà đại biểu lợi ích của toàn giai cấp công nhân, toàn thể dân tộc và loài người”. Đảng phải kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin. Cán bộ, đảng viên phải học tập lý luận Mác-Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác Đảng giao phó cho mình. Người căn dặn, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, “Đảng ta là một đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”.
Người cũng nêu rõ, chuẩn mực đạo đức đầu tiên cần có của cán bộ, đảng viên là trung với Đảng, với Nước, hiếu với Dân. “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất... Đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân”. Điểm cốt lõi trong đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. “Quyết tâm tẩy bỏ cho kỳ hết bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí”.
Cán bộ, đảng viên cũng cần có phẩm chất yêu thương, quý trọng con người, phát huy truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc, sống có tình có nghĩa, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”.
Để các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện được các phẩm chất đạo đức cách mạng nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh định ra 3 nguyên tắc:
Một là, xây đi đôi với chống. Xây cái tốt, nâng cao đạo đức cách mạng. Chống cái xấu, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. “Xây tốt thì chống mới tốt. Chống tốt thì xây mới tốt”.
Hai là, nói đi đôi với làm, gương mẫu đạo đức. Từ mỗi tổ chức đảng cho đến mỗi cán bộ, đảng viên đều cần đã nói thì phải làm. “Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí”.
Ba là, tu dưỡng đạo đức hàng ngày, suốt đời. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. (Còn tiếp)
BBT
|
|
|
|
|
|
|
|