Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
6
9
2
7
1
Sổ tay Đảng viên 31 Tháng Bảy 2020 11:00:00 SA

Hỏi đáp của Văn phòng Quận ủy - Tháng 7/2020

Câu 1: Đại hội Đảng các cấp thực hiện mấy nội dung ?

Theo Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có quy định Đại hội Đảng bộ các cấp thực hiện 4 nội dung sau:

1. Tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng và văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp trên trực tiếp.

3. Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.

4. Bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ cấp trên.

Những nơi có khó khăn liên quan đến công tác nhân sự, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý thì tiến hành Đại hội với 3 nội dung, chưa bầu cấp ủy khóa mới.

Câu 2: Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 thảo luận những loại văn kiện nào?

          Theo Kế hoạch số 324-KH/TU ngày 09 tháng 11 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về chuẩn bị và tiến hành Đại hội đảng bộ cơ sở và cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025; Công văn số 6976-CV/BTCTU ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Ban Tổ chức Thành ủy về bổ sung nội dung Hướng dẫn số 15-HD/BTCTU ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Ban Tổ chức Thành ủy hướng dẫn:

          Tất cả các tổ chức Đảng (từ chi bộ trực thuộc đến đảng bộ cấp trên cơ sở), Đại hội thảo luận các văn kiện sau:

1.     Dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2.     Dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI.

3.     Dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Câu 3: Trong Đại hội các tổ chức nào gọi là tổ chức điều hành và giúp việc đại hội? Các tổ chức này có nhiệm vụ gì?

Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng, đã xác định trong Đại hội, các tổ chức điều hành và giúp việc Đại hội bao gồm: Đoàn Chủ tịch Đại hội, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội, Đoàn thư ký Đại hội và Ban kiểm phiếu.

Mục 12. Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định nhiệm vụ của các tổ chức điều hành và giúp việc Đại hội gồm:

12.1- (Khoản 7, Điều 11), (Khoản 3, Điều 12): Đoàn chủ tịch Đại hội.

a) Đoàn chủ tịch Đại hội là cơ quan điều hành công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Cấp ủy triệu tập Đại hội đề xuất, Đại hội thảo luận, biểu quyết về số lượng và danh sách Đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội.

Đại hội chi bộ biểu quyết danh sách Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch đại hội.

b) Đoàn Chủ tịch Đại hội có nhiệm vụ:

- Điều hành công việc của Đại hội theo chương trình, quy chế làm việc đã được đại hội biểu quyết thông qua; phân công thành viên điều hành nội dung, chương trình các phiên họp của đại hội; chuẩn bị nội dung để đại hội thảo luận, biểu quyết; chuẩn bị ý kiến giải trình các vấn đề đại biểu còn có ý kiến khác nhau; lãnh đạo, điều hành các hoạt động của Đại hội.

- Điều hành việc bầu cử theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

12.2- (Khoản 5, Điều 11): Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội

a) Thành viên của Ban thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội phải là những đại biểu chính thức của Đại hội, am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Cấp ủy triệu tập Đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết số lượng và danh sách ban thẩm tra tư cách đại biểu. Đại hội đảng viên không bu ban thẩm tra tư cách đại biểu, cấp ủy triệu tập Đại hội báo cáo với Đại hội tình hình đảng viên tham dự đại hội.

b) Nhiệm vụ của Ban Thẩm tra tư cách đại biểu:

- Xem xét báo cáo của cấp ủy về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.

- Xem xét, kết luận các đơn, thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do cấp ủy các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu, những trường hợp có đơn xin rút khỏi danh sách đại biểu và việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức đã được triệu tập.

- Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.

12.3- (Khoản 7, Điều 11): Đoàn thư ký Đại hội.

a) Đoàn thư ký Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đảng viên chính thức (đối với Đại hội đảng viên), cấp ủy triệu tập đại hội đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách đoàn thư ký và trưởng đoàn thư ký. Ở Đại hội chi bộ thì chi ủy hoặc bí thư chi bộ đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết. Trưởng Đoàn thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch về nhiệm vụ của đoàn thư ký.

b) Nhiệm vụ của Đoàn thư ký:

- Ghi biên bản, tổng hợp đầy đủ, trung thực ý kiến của các đại biểu tại hội trường và các phiên làm việc tại tổ đại biểu; giúp đoàn chủ tịch chuẩn bị các văn bản kết luận, nghị quyết của đại hội và thông báo của đoàn chủ tịch gửi tới các đoàn đại biểu.

- Giúp Đoàn chủ tịch thực hiện một số nhiệm vụ theo Quy chế bầu cử trong Đảng của Ban Chấp hành Trung ương.

- Thu nhận, bảo quản hồ sơ, tài liệu sau khi Đại hội kết thúc và giúp đoàn chủ tịch giao nộp cấp ủy khóa mới (qua văn phòng cấp ủy).

12.4- (Khoản 3, Điều 12): Ban kiểm phiếu.

a) Ban kiểm phiếu gồm những đại biểu chính thức (đối với đại hội đại biểu), đảng viên (đối với đại hội đảng viên) trong đại hội không có tên trong danh sách ứng cử, đề cử tại đại hội. Đoàn Chủ tịch (hoặc chủ tịch) Đại hội đề xuất, giới thiệu, đại hội biểu quyết số lượng, danh sách thành viên ban kiểm phiếu và trưởng ban kiểm phiếu. Trường hợp đặc biệt do đại hội không cử được ban kiểm phiếu thì cấp ủy cấp trên trực tiếp cử tổ công tác giúp việc kiểm phiếu.

b) Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn cách thức ghi phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và thu về, báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.

- Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong Đại hội (nếu có).

- Lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho Đoàn chủ tịch Đại hội để bàn giao cho cấp ủy khóa mới lưu trữ theo quy định.

Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, Ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội. Nhân viên kỹ thuật phục vụ việc kim phiếu do Ban kiểm phiếu trực tiếp điều hành và giám sát.

Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật được Đại hội sử dụng làm nhiệm vụ kim phiếu, không ai được đến nơi Ban kiểm phiếu đang làm việc.

12.5- Quy trình, thủ tục Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư. 


Số lượt người xem: 611    
Xem theo ngày Xem theo ngày

TIẾP NHẬN CÂU HỎI CỦA ĐẢNG VIÊN

Đây là kênh tiếp nhận CÂU HỎI của Đảng viên. Đảng viên có thể đặt câu hỏi trao đổi về các nội dung liên quan công tác đảng thuộc các lĩnh vực: công tác tuyên giáo; công tác tổ chức - xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; công tác dân vận; công tác văn phòng cấp ủy.

Để hoàn thành việc gửi câu hỏi, người hỏi phải cung cấp đầy đủ thông tin và số điện thoại cá nhân thì mới hoàn thành gửi câu hỏi, cung cấp số điện thoại còn giúp cho việc trao đổi hiệu quả hơn giữa bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên với người đặt câu hỏi.

* Lưu ý

- Vui lòng điền đầy đủ thông tin có (*) màu đỏ để bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên thuận tiện trong việc trao đổi và phúc đáp thông tin.

- Mỗi lần đặt câu hỏi sẽ hiện mã kiểm tra, vui lòng nhập mã kiểm tra để hoàn thành việc gửi câu hỏi.

- Gõ tiếng Việt có dấu. Những trường hợp đặt câu hỏi không có dấu, không cung cấp số điện thoại hoặc không điền đầy đủ vào các yêu cầu có (*) màu đỏ xem như không được trả lời.

 

  Họ và tên: (*)
  Email: (*)
  Chủ đề: (*)
  Địa chỉ:
  Số điện thoại:
  Nội dung: (*)
  File đính kèm:
  Mã kiểm tra:
  Nhập mã kiểm tra: (*)