|
|
|
|
|
|
|
|
Hỏi - Đáp của Ban Tuyên giáo - Tháng 9/2020
|
|
Câu hỏi: Ý nghĩa lịch sử của Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 02 tháng 9 năm 1945?
Trả lời: Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố khai sinh một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi ngời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tuyên ngôn cũng nêu rõ: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!...Nước Việt Nam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết là sự phát triển của bản yêu cầu mà Người gửi cho hội nghị Versilles năm 1919, là sự phát triển của chương trình Việt Minh mà Người soạn thảo năm 1941. Nó là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng tha thiết nhất của dân tộc Việt Nam và nói lên tâm hồn trong sáng, khí phách hào hùng của Nhân dân ta.
“Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trên những hải đảo xa xôi, trên những máy chém, trên chiến trường, Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu Nhân dân Việt Nam” (Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Ngày độc lập 02 tháng 9 năm 1945 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam, chấm dứt chế độ thực dân và phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập, tự do và hạnh phúc. Từ đó, ngày 02 tháng 9 trở thành Ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(Thông tin tuyên truyền - Ban Tuyên giáo Thành ủy)
|
|
Số lượt người xem:
488
|
|
|
TIẾP NHẬN CÂU HỎI CỦA ĐẢNG VIÊN
Đây là kênh tiếp nhận CÂU HỎI của Đảng viên. Đảng viên có thể đặt câu hỏi trao đổi về các nội dung liên quan công tác đảng thuộc các lĩnh vực: công tác tuyên giáo; công tác tổ chức - xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; công tác dân vận; công tác văn phòng cấp ủy.
Để hoàn thành việc gửi câu hỏi, người hỏi phải cung cấp đầy đủ thông tin và số điện thoại cá nhân thì mới hoàn thành gửi câu hỏi, cung cấp số điện thoại còn giúp cho việc trao đổi hiệu quả hơn giữa bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên với người đặt câu hỏi.
* Lưu ý
- Vui lòng điền đầy đủ thông tin có (*) màu đỏ để bộ phận quản lý trang Sổ tay đảng viên thuận tiện trong việc trao đổi và phúc đáp thông tin.
- Mỗi lần đặt câu hỏi sẽ hiện mã kiểm tra, vui lòng nhập mã kiểm tra để hoàn thành việc gửi câu hỏi.
- Gõ tiếng Việt có dấu. Những trường hợp đặt câu hỏi không có dấu, không cung cấp số điện thoại hoặc không điền đầy đủ vào các yêu cầu có (*) màu đỏ xem như không được trả lời.
|
|
|
Hỏi - Đáp của Ban Tuyên giáo - Tháng 9/2020
|
|
Câu hỏi: Ý nghĩa lịch sử của Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 02 tháng 9 năm 1945?
Trả lời: Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố khai sinh một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi ngời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tuyên ngôn cũng nêu rõ: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!...Nước Việt Nam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết là sự phát triển của bản yêu cầu mà Người gửi cho hội nghị Versilles năm 1919, là sự phát triển của chương trình Việt Minh mà Người soạn thảo năm 1941. Nó là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng tha thiết nhất của dân tộc Việt Nam và nói lên tâm hồn trong sáng, khí phách hào hùng của Nhân dân ta.
“Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trên những hải đảo xa xôi, trên những máy chém, trên chiến trường, Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu Nhân dân Việt Nam” (Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Ngày độc lập 02 tháng 9 năm 1945 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam, chấm dứt chế độ thực dân và phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập, tự do và hạnh phúc. Từ đó, ngày 02 tháng 9 trở thành Ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(Thông tin tuyên truyền - Ban Tuyên giáo Thành ủy)
|
|
Số lượt người xem:
487
|
|
|
Hỏi - Đáp của Ban Tuyên giáo - Tháng 9/2020
|
|
Câu hỏi: Ý nghĩa lịch sử của Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 02 tháng 9 năm 1945?
Trả lời: Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố khai sinh một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi ngời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tuyên ngôn cũng nêu rõ: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!...Nước Việt Nam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết là sự phát triển của bản yêu cầu mà Người gửi cho hội nghị Versilles năm 1919, là sự phát triển của chương trình Việt Minh mà Người soạn thảo năm 1941. Nó là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng tha thiết nhất của dân tộc Việt Nam và nói lên tâm hồn trong sáng, khí phách hào hùng của Nhân dân ta.
“Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trên những hải đảo xa xôi, trên những máy chém, trên chiến trường, Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu Nhân dân Việt Nam” (Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Ngày độc lập 02 tháng 9 năm 1945 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam, chấm dứt chế độ thực dân và phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập, tự do và hạnh phúc. Từ đó, ngày 02 tháng 9 trở thành Ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(Thông tin tuyên truyền - Ban Tuyên giáo Thành ủy)
|
|
|
|
|
|
|
|