Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
9
0
1
0
3
1
Sổ tay Đảng viên 29 Tháng Sáu 2021 5:35:00 CH

Hỏi - Đáp của Ủy ban kiểm tra Quận ủy - Tháng 6/2021

 

Hỏi: Đảng viên A bị Ủy ban Kiểm tra Quận X kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ ngày b. Đảng viên A khiếu nại và được Quận ủy Quận X giải quyết giữ nguyên hình thức kỷ luật cảnh cáo, quyết định giải quyết kỷ luật có hiệu lục từ ngày c.  Đảng viên A tiếp tục khiếu nại và được Ủy ban Kiểm tra Thành ủy giải quyết, kết luận vẫn giữ nguyên hình thức cảnh cáo, có hiệu lực từ ngày d. Vậy, thời gian hết hiệu lực kỷ luật của đảng viên A được tính từ ngày nào?

Trả lời: Tại Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTW, ngày 21/11/2016 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện một số Điều trong Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng hướng dẫn về Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 40, Quy định số 30 nêu trên như sau:

“..Trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật, nếu đảng viên khiếu nại thì thời gian chấm dứt hiệu lực kỷ luật được tính là sau một năm kể từ ngày công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật cuối cùng đối với đảng viên đó.

-Một năm được tính theo tháng (đủ 12 tháng)”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, thời gian hết hiệu lực kỷ luật của đảng viên A là sau 01 năm kể từ ngày công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật có hiệu lực từ ngày d nếu đảng viên A không tiếp tục khiếu nại.

Câu 2:

Hỏi: Đảng viên A nguyên là Phó giám đốc sở  (là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy B quản lý), đã nghỉ hưu, hiện đang sinh hoạt tại Đảng bộ phường C, Quận D. Theo kết luận điều tra, đảng viên A có vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ Phó Giám đốc sở và bị truy tố. Về thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên A, có 2 ý kiến sau;

Ý kiến thứ 1: Do hiện nay đảng viên A đã nghỉ hưu, đang sinh hoạt tại Đảng bộ phường C, Quận D; do vậy thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên A thuộc Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Quận D.

Ý kiến thứ 2: Do đảng viên A vi phạm khi đang đương chức (Phó Giám đốc sở) nên tổ chức Đảng có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên A cũng là tổ chức Đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên A (Ban Thường vụ Thành ủy B).

Trả lời: Điểm 4.2, Điều 40, Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng:

“..Tổ chức Đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên là tổ chức Đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên đó..”

Như vậy, trường hợp câu hỏi nêu, ý kiến thứ 2 là đúng.


Số lượt người xem: 339    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày