I. Câu hỏi: Trách nhiệm của các cá nhân trong giải quyết văn bản đến của cơ quan Đảng?
Trả lời: Theo Điều 21, Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Văn phòng Trung ương về “công tác văn thư trong các tỉnh ủy, thành ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương” có quy định:
1- Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc xử lý, giải quyết kịp thời văn bản đến.
2- Hằng ngày, từng cán bộ, công chức, viên chức phải truy cập vào cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đến để tiếp nhận các yêu cầu xử lý, giải quyết văn bản đến.
3- Cán bộ, công chức, viên chức được giao xử lý, giải quyết văn bản đến có trách nhiệm xử lý, giải quyết chính xác các yêu cầu và theo đúng thời hạn quy định. Những văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải xử lý, giải quyết trước.
4- Kết quả giải quyết văn bản đến hoặc những vấn đề cần báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo cơ quan đều phải được cập nhật vào phiếu xử lý để chuyển cùng văn bản; không ghi ý kiến cá nhân hoặc đánh dấu, gạch xóa lên văn bản đến.
II. Câu hỏi: Trách nhiệm của cá nhân trong theo dõi, kiểm tra gửi nhận văn bản và lập báo cáo thống kê, in sổ đăng ký văn bản đi?
Trả lời: Theo Điều 28, Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Văn phòng Trung ương về “công tác văn thư trong các tỉnh ủy, thành ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương” có quy định:
1- Sau khi gửi văn bản đi, văn thư cơ quan phải kiểm tra, theo dõi chặt chẽ kết quả giao nhận văn bản, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp chậm trễ, thất lạc; hình thức kiểm tra qua mạng, điện thoại, thực tế, … và qua phiếu gửi (đối với văn bản tuyệt mật).
2- Định kỳ hằng tuần, văn thư cơ quan thống kê danh mục văn bản phát hành báo cáo lãnh đạo cơ quan và lưu. Hết năm, văn thư cơ quan đóng các danh mục văn bản phát hành đi hằng tuần trong năm thành sổ và giao nộp vào lưu trữ cơ quan.”