Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
4
8
9
6
5
Sổ tay Đảng viên 22 Tháng Mười Hai 2021 3:35:00 CH

Hỏi đáp của Ủy ban kiểm tra

 

Câu 1

 Hỏi: Ngày 25/10/ 2018, đồng chí Lê Văn A, đảng viên Đảng bộ phường B, bị Ủy ban Kiểm tra Quận B thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách. Không đồng ý, đồng chí A khiếu nại lên các tổ chức đảng có thẩm quyền và kết quả xem xét, giải quyết khiếu nại, đồng chí bị tăng hình thức kỷ luật lên Cảnh cáo. Ngày 15/9/2021, Ban Thường vụ Thành ủy C sau khi xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của đồng chí A đã thay đổi hình thức kỷ luật Cảnh cáo bằng hình thức Khiển trách và đồng chí A không khiếu nại nữa

Vậy thời gian chấp hành kỷ luật của đồng chí A được tính như thế nào?

Trả lời:Tại khoản 10, Khoản 11, Điều 16, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định:

“Khoản 10: sau một năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.

Khoản 11: Trường hợp quyết định thay đổi hình thức kỷ luật thì thời hạn chấp hành kỷ luật được tính từ ngày quyết định kỷ luật đầu tiên có hiệu lực”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, thì thời gian chấp hành quyết định kỷ luật của đồng chí A được tính là sau một năm (đủ 12 tháng) kể từ ngày quyết định kỷ luật đầu tiên có hiệu lực, ngay sau khi công bố quyết định kỷ luật ngày 25/10/2018 của Ủy ban Kiểm tra Quận B. (Nguồn tạp chí Kiểm tra tháng 11/2021).

Câu 2

Hỏi: Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ sở không có cơ quan chuyên trách thì thành phần tham gia các đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ sở được quy định như thế nào? Thành viên tham gia có bắt buộc là Ủy viên ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ sở hay không? Có thể sử dụng thêm các lực lượng khác không?

Trả lời: Theo quy định về tổ chức và hoạt động của đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra (các cấp căn cứ vào quy định của Ủy ban Kiểm tra cấp trên trực tiếp của mình để xây dựng, ban hành quy định của cấp mình) thì thông thường đoàn thành lập có số lượng từ 3 đến 5 người do một đồng chí thành viên Ủy ban kiểm tra  chỉ đạo đoàn, trong đó gồm: Trưởng đoàn, phó đoàn (nếu có), thư ký đoàn và các thành viên. Trường hợp cần thiết, số lượng thành viên đoàn do Thường trực Ủy ban kiểm tra quyết định.

Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu thì thành phần tham gia các đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra cơ sở có từ 3 đến 5 người, phải là đảng viên, trong đó có Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ sở và một số không phải là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra. Phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát để Ủy ban Kiểm tra (hoặc Thường trực Ủy ban Kiểm tra) quyết định số lượng và thành phần tham gia đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát cho phù hợp, bảo đảm đạt kết quả.

Nguồn: tạp chí Kiểm tra tháng 11/2021


Số lượt người xem: 341    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày