Quy chế 23 gồm 04 Chương, 28 Điều, trong đó: Chương I : Những quy định chung (gồm 3 Điều); Chương II: Trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận (3 Mục, 13 Điều); Chương III: Phương thức thực hiện công tác dân vận (8 Điều); Chương IV: Tổ chức thực hiện (4 Điều).
Ngoài việc sắp xếp về bố cục nhằm đảm bảo tính logich, khoa học hơn, Quy chế 23 có một số điểm mới cơ bản về nội dung như sau:
- Bổ sung trách nhiệm của một số cơ quan: Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương; Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bỏ quy định trách nhiệm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Quy chế 23 quy định trách nhiệm, cơ chế, phương thức công tác dân vận của tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
- Bổ sung trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu đối với công tác dân vận; trách nhiệm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân.
- Quy định đầy đủ 5 phương thức lãnh đạo, thực hiện công tác dân vận: Tuyên truyền, vận động; thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương đường lối; xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ; gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên; kiểm tra, giám sát.