Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
3
2
2
3
7
7
0
Sổ tay Đảng viên 23 Tháng Năm 2022 9:30:00 SA

Giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nước lấy dân làm gốc”

 

Tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng vì Nhân dân, vì con người. Chính tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc”, yêu thương, kính trọng Nhân dân, luôn tin tưởng vào khả năng, sức mạnh của quần chúng Nhân dân mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã vun trồng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng rộng rãi và vững mạnh, góp phần tạo nên những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.

Là Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước Nhân dân, nghiêm khắc phê phán những biểu hiện vi phạm lợi ích của Nhân dân. Với quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, Người luôn xem mình là người phục vụ quần chúng, chịu trách nhiệm trước quần chúng. Người nghiêm khắc phê phán những biểu hiện của tệ quan liêu, xa dân, khinh dân, đặc biệt là thói kêu ngạo “quan cách mạng”, ra lệnh, ra oai, “không tin dân” để dẫn đến chỗ “dân không tin”, làm hại đến uy tín của Đảng, của Chính phủ.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: Phải ra sức thực hành dân chủ, thật sự tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng. Theo Người “có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”, có dân chủ thì dân mới tin, mới dám nói, mới có sáng tạo, do đó mới tạo nên động lực”.Tin vào dân, dựa vào dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng phát huy tinh thần làm chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân.

Nhận thức sâu sắc giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nước lấy dân làm gốc”, những năm qua Đảng ta luôn quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết cụ thể hóa đường lối, chủ trương đối với công tác dân vận, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tiến hành, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận.Văn kiện Đại hội XIII của Đảng một lần nữa khẳng định: “Công tác dân vận được chú trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm "dân là gốc", là chủ thể của công cuộc đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân được củng cố, tăng cường”. Thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Nghĩ về Bác, để thực hiện cho được di nguyện cuối cùng của Người là “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” thì phải giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tiếp tục quán triệt, thấm nhuần sâu sắc quan đểm " Nước lấy dân làm gốc" theo tư tưởng của Người./.


Số lượt người xem: 725    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày