Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
5
2
3
3
0
Sổ tay Đảng viên 29 Tháng Sáu 2022 2:15:00 CH

Hỏi đáp của Ủy ban kiểm tra

 

Câu 1:

Hỏi: Theo Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 5, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng thì đối tượng kiểm tra của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy là: “Chi ủy, chi bộ, cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy, Thường trực cấp ủy, trước hết là cấp dưới trực tiếp”; theo Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 5, Quy định số 22-QĐ/TW thì đối tượng giám sát của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy là “Chi ủy, chi bộ, Ban thường vụ cấp ủy, Thường trực cấp ủy, các cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy của cấp dưới”. Tuy nhiên, theo Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW: “Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao đối với tổ chức đảng và đảng viên, kể cả Ban chỉ đạo, Tiểu ban, Hội đồng, Tổ công tác, Đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát do cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy lập ra theo thẩm quyền.”

Vậy, việc các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy có tiến hành kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy cấp dưới hay chỉ kiểm tra, giám sát lĩnh vực chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ đối với tổ chức đảng do cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy lập ra hay không?

Trả lời:

Tại Điểm 1.3, Khoản 1, Điều 5, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định rõ về thẩm quyền của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy: “Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra của cấp ủy hằng năm thuộc lĩnh vực phụ trách; tham gia các cuộc kiểm tra của cấp ủy hoặc chủ trì kiểm tra khi được cấp ủy giao”.

Căn cứ quy định nêu trên thì cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy tham mưu cho Ban Thường vụ cấp ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy hằng năm thuộc lĩnh vực phụ trách. Đồng thời cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy được kiểm tra, giám sát cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy cấp dưới theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao.

Câu 2:

Hỏi: Trong quá trình tiến hành giải quyết tố cáo đối với đảng viên, có 02 luồng ý kiến khác nhau về thời hạn giải quyết tố cáo (Khoản 2, Điều 20, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể:

- Ý kiến thứ nhất cho rằng: Quy định thời hạn giải quyết tố cáo (chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống) và cả thời gian gia hạn (30 ngày) được hiểu là “ngày làm việc” (không tính ngày nghỉ, lễ theo quy định).

- Ý kiến thứ hai cho rằng: Quy định thời hạn giải quyết tố cáo (chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống) và thời gian gia hạn (30 ngày) được hiểu là “ngày theo tháng” (tính cả ngày nghỉ, lễ theo quy định).

Xin hỏi ý kiến nào đúng?

Trả lời: Tại Khoản 14, Điều 3, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng có nêu: “Mốc thời gian kiểm tra, giám sát: Được tính theo ngày làm việc, 01 năm tính đủ 12 tháng”.

Như vậy, ý kiến thứ nhất là đúng.

(Nguồn: Tạp Chí kiểm tra Trung ương, tháng 5 năm 2022)


Số lượt người xem: 408    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày