Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
5
4
2
7
5
Sổ tay Đảng viên 26 Tháng Chín 2022 8:25:00 SA

Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh,giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác dân vận hiện nay

 

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác dân vận. Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Người đã khẳng định công tác dân vận là nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận được hình thành từ tình thương yêu nhân dân, thương yêu con người, tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, đó là hệ thống những quan điểm, phương thức dân vận được thấm nhuần trong cả cuộc đời và trong các tác phẩm của Người. Những tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát triển một cách hoàn chỉnh trong tác phẩm “Dân vận” đăng trên Báo Sự Thật số ra ngày 15/10/1949. Bài báo là sự kết tinh được thể hiện một cách toàn diện, hoàn chỉnh, cô đọng, khúc chiết, dễ hiểu, dễ nhớ tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề căn cốt nhất trong công tác dân vận của Đảng, như mối quan hệ giữa dân chủ và dân vận; quan điểm, nguyên tắc tiến hành công tác dân vận; trách nhiệm vận động quần chúng của cả hệ thống chính trị; phương pháp vận động quần chúng và những phẩm chất cần có đối với cán bộ dân vận. Có thể nói, qua 73 năm (1949 - 2022) nhưng tác phẩm "Dân vận" của Bác vẫn mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là cương lĩnh, kim chỉ nam về công tác vận động quần chúng của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên đó là: Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công./.


Số lượt người xem: 244    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày