Câu hỏi: Phương hướng trọng tâm và giải pháp thực hiện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Trả lời:
1. Phương hướng trọng tâm
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức các cấp, các ngành, góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh; kiên quyết đấu tranh, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốỉ sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân tham gia và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW và Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư, Kế hoạch 273-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, Chương trình hành động số 26-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng; định kỳ có sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư, phát huy những mặt mạnh, hiệu quả và khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ nhằm đưa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đi vào chiều sâu, thực chất; chỉ đạo cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp rà soát, đánh giá hiệu quả của từng mô hình, tổ chức tự quản, có kế hoạch phát triển, phát huy hiệu quả và nhân rộng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ về an ninh trật tự.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân, cảnh giác trước mọi âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, đặc biệt là âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; đấu tranh với các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Động viên, khích lệ Nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng các khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” theo Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Công an.
- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa lực lượng Công an, lực lượng Quân sự với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch liên tịch đã ký kết về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường phối hợp tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự; tích cực tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi, người chấp hành xong án phạt tù về cộng đồng dân cư, người cải tạo tiến bộ, sớm hòa nhập với cộng đồng. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; thi đua xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo Thông tư 124/2021/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Công an; xây dựng gia đình, khu phố hòa thuận, lành mạnh không để xảy ra tội phạm, không có ma túy và tệ nạn xã hội.
- Thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị và Đề án xây dựng Công an phường thật sự trọng sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hỉnh mới. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức về chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lượng chuyên trách công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tiếp tục quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, thực hiện tốt Quy chế dân chủ; rà soát, kiện toàn “Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” các cấp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; xây dựng lực lượng Công an nhân dân, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tăng cường đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc; tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, góp phần, hạn chế phát sinh tội phạm; tiếp tục xây dựng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm, giữ gin an ninh ưật tự.
- Tiếp tục xây dựng và nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng khoa học công nghệ (4.0), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng công nghệ thông minh trong xây dựng chính quyền đô thị, cải cách hành chính để từng bước mở rộng việc cung cấp các loại hình dịch vụ công và vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong hoạt động điều hành, tác nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tăng cường mối quan hệ, sự tương tác với Nhân dân trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Giải pháp thực hiện
- Tập trung nâng cao chất lượng các mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải từ gia đình đến cộng đồng dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, nhất là các địa bàn giáp ranh, địa bàn tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất. Hoạt động phong trào phải lồng ghép với việc thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua và kế hoạch, chương trình công tác, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư 124/2021/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Công an Quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”. Định kỳ tiến hành tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá chất lượng hoạt động của các mô hình hay, hoạt động hiệu quả và loại bỏ những mô hình hoạt động kém hiệu quả, hình thức.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, phát huy hiệu quả các loại hình tuyên truyền phù hợp với tình hình hiện nay, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với việc ứng dựng công nghệ thông tin (mạng xã hội, cổng thông tin điện tử) để Nhân dân được cập nhật thông tin kịp thời, thường xuyên về tình hình an ninh trật tự, nâng cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Thường xuyên phát động, củng cố thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, nhất là các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, tuyến giáp ranh, các cơ quan, doanh nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghiệp... Phát huy mối quan hệ phối hợp giữa Công an với Quân đội, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ Quốc phòng. Tiếp tục xây dựng các xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện theo Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của “Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” theo hướng tập trung thống nhất, toàn diện từ cấp thành phố đến cấp xã, phường, thị trấn. Duy trì việc tổ chức “Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” định kỳ hằng năm, hướng về cơ sở khu phố, ấp, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục,., để đông đảo các tầng lớp Nhân dân trực tiếp tham gia, nội dung phải thiết thực. Kịp thời ghi nhận, biểu dương, khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát, xem xét biểu đương, khen thưởng, xử lý trách nhiệm đối với cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW và Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư.
- Quan tâm xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt ở cơ sở (Bí thư Chi bộ, trưởng các đoàn thể, trưởng khu phố, ấp...) làm hạt nhân, chỗ dựa của Nhân dân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lựa chọn những người có năng lực, phẩm chất, có uy tín để bổ sung vào các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự; thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở.