Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
2
7
3
0
0
Sổ tay Đảng viên 06 Tháng Mười Một 2024 10:55:00 SA

Nội dung lưu ý trong quá trình biên tập văn kiện Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2030

 

1. Nội dung văn kiện cần thể hiện kết quả triển khai thực hiện những điểm mới nổi bật trong văn kiện Đại hội XIII, trong đó chú trọng:

Một là, điểm mới trong việc xác định chủ đề Đại hội XIII: Bổ sung xây dựng hệ thống chính trị vào nội dung xây dựng Đảng thành “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Hai là, điểm mới trong hệ quan điểm chỉ đạo

Quan điểm 1: nêu những vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc đổi mới:

So với các đại hội trước, Đại hội XIII bổ sung “kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng”. Đây là những quan điểm có tính nguyên tắc, bất di, bất dịch.

Quan điểm 2: nêu động lực phát triển: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Quan điểm 3: nêu nguồn lực phát triển: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất.

Ba là, điểm mới trong cách xác định mục tiêu

 - Mục tiêu tổng quát:  So với Đại hội XII, Đại hội XIII bổ sung “năng lực cầm quyền” vào nội dung “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng”; bổ sung “hệ thống chính trị”“ toàn diện”“tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”; xác định “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

- Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2025 (năm kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước): Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Đến năm 2030 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng): Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Đến năm 2045 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam): Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

2. Về sơ kết, tổng kết và triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, Thành ủy, Quận ủy

Trong nhiệm kỳ, để triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đề ra, Trung ương, Thành ủy, Quận ủy đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ; đồng thời chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết qua thực hiện chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng. Do đó, nội dung báo cáo cần thể hiện kết quả trọng tâm theo từng lĩnh vực.

3. Về 05 trụ cột; 05 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng

- Về 5 trụ cột cơ bản

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã đưa các mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong quá trình ra đời, hình thành và phát triển của mình, công tác xây dựng và chỉnh đốn luôn được Đảng đặc biệt quan tâm, có sự nhất quán trong kế thừa và phát triển đường lối, chủ trương phù hợp với mỗi giai đoạn, thời kỳ, đặc biệt là trong những nhiệm kỳ gần đây. Tới Đại hội XIII, cấu trúc công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm 5 trụ cột cơ bản là (1) chính trị, (2) tư tưởng, (3) đạo đức, (4) tổ chức và (5) cán bộ.

          - Về 05 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng hoàn chỉnh như hiện nay là quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về xây dựng Đảng của Đảng ta qua các thời kỳ của cách mạng. Cụ thể là:

1- Nguyên tắc tập trung dân chủ (có từ khi thành lập Đảng năm 1930);

2- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình (được bổ sung ở Đại hội II năm 1951, tại Kim Bình, Chiêm Hóa, Tuyên Quang).

3- Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng (bổ sung ở Đại hội III, năm 1960).

4- Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân (bổ sung ở Đại hội X, năm 2006).

5- Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật (bổ sung ở Đại hội X, năm 2006).

4. Về vận dụng sáng tạo 5 phương thức lãnh đạo của Đảng

Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng được nâng lên, nội dung báo cáo cần đánh giá kết quả quán triệt và vận dụng sáng tạo 5 phương thức lãnh đạo của Đảng là: (1) Ban hành đường lối, chủ trương, nghị quyết (văn bản lãnh đạo); (2) Tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục; (3) Công tác tổ chức, cán bộ; (4) Công tác kiểm tra, giám sát; (5) Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

5. Về 10 nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ về công tác xây dựng Đảng

Đại hội XIII của Đảng đề ra 10 nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ về công tác xây dựng Đảng để thực hiện, trong đó có nhiều nội dung được bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới. Cụ thể như sau: 1- Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị; 2- Coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng; 3- Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức; 4- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; 5- Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên; 6- Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu; 7- Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; 8- Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng; 9- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; 10- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. 


Số lượt người xem: 93    
Xem theo ngày Xem theo ngày