Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
3
3
9
9
1
Sổ tay Đảng viên 11 Tháng Chín 2020 8:35:00 SA

Hỏi - Đáp của Ủy ban kiểm tra Quận ủy - Tháng 8/2020

 

     Câu hỏi 1: Ủy ban Kiểm tra tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên A. Sau khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra báo cáo Ủy ban Kiểm tra xem xét, quyết định và ban hành kết luận kiểm tra. Vậy sau khi có Thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra thì đoàn kiểm tra hay Ủy ban Kiểm tra triển khai Thông báo kết luận kiểm tra đối với đảng viên?

 

Có 2 loại ý kiến như sau:

Ý kiến 1: Ủy ban Kiểm tra mới có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra và triển khai đối với đảng viên A

Ý kiến 2: Đoàn kiểm tra trực tiếp ban hành kết luận kiểm tra và triển khai đến đối tượng kiểm tra theo quy định

Vậy, ý kiến nào đúng theo quy định của Đảng.

Trả lời:

Tiết 1.1.1, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 30, Quy định số 30- QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi thành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định về chủ thể kiểm tra và giám sát như sau:

“Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; Ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy) ban cán sự đảng, đảng đoàn (chỉ là chủ thể kiểm tra)”.

Căn cứ các quy định trên, Ủy ban Kiểm tra là “Tổ chức đảng” và là chủ thể kiểm tra. Đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm được Ủy ban Kiểm tra thành lập, không phải là tổ chức đảng và không phải là chủ thể kiểm tra. Do đó, đoàn kiểm tra chỉ có trách nhiệm trực tiếp thực hiện quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra để Ủy ban Kiểm tra xem xét, quyết định và ban hành thông báo kết luận kiểm tra theo thẩm quyền.

Vậy, ý kiến thứ 1 là đúng. 

Câu hỏi 2: Đảng viên A vi phạm phải xử lý kỷ luật khiển trách thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Chi bộ. Vậy, trước khi họp để xem xét, quyết định kỷ luật, đại diện chi bộ phải nghe đảng viên A trình bày ý kiến hay nghe trong cuộc họp chi bộ để xem xét, quyết định kỷ luật?

Trả lời:

Điểm 3.1, Khoản 3, Điều 39, Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng quy định: 

“Trước khi họp để xem xét, quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kỷ luật nghe đảng viên vi phạm hoặc nghe đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm theo bản tự kiểm điểm) khi tổ chức đảng có thẩm quyền họp xem xét, quyết định”

Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, trước khi chi bộ họp để xem xét, quyết định kỷ luật, đại diện chi bộ (bí thư, phó bí thư hoặc chi ủy viên được phân công) có trách nhiệm nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến. Ý kiến đó được báo cáo đầy đủ trong cuộc họp chi bộ xem xét, quyết định kỷ luật đối với đảng viên A.

 


Số lượt người xem: 464    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày