Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
8
8
3
4
1
1
Tuyên giáo 29 Tháng Chín 2023 5:00:00 CH

Một số “Tiêu chí nếp sống thị dân” cần tạo lập, góp phần hình thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, hướng tới xây dựng nếp sống văn hóa và văn minh ở đô thị

 

Quận 12 chúng ta là một trong những Quận của Thành phố có tốc độ đô thị nhanh, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, để trở thành người thị dân và có nếp sống thị dân, quá trình đó không thể diễn ra trong thời gian ngắn. Những điều kiện, yếu tố trên cho thấy sự cần thiết phải định hướng về nếp sống để có thể chủ động xây dựng nếp sống thị dân.

Một là, nếp sống tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật; chỉ làm những điều luật không cấm, xã hội không phê phán; tôn trọng chính quyền, gần gũi giúp đỡ công chức, viên chức.

Hai là, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ: Đi bộ trên vỉa hè, không có vỉa hề thì đi bộ bên phải đường; sang đường đúng chỗ dành cho người đi bộ; điều khiển phương tiện giao thông đi đúng làn đường quy định và đúng tốc độ cho phép; dừng xe khi có đèn đỏ; dừng xe đúng vạch.

Ba là, nếp sống ngăn nắp, trật tự: Sắp xếp trật tự gọn gàng, hợp lý, tiết kiệm không gian trong doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, khu phố, trong phòng, trong nhà, trong sân, trong tủ, trên bàn làm việc, đồ dùng cất đặt đúng chỗ; sắp xếp trật tự gọn gàng, hợp lý, trong kinh doanh, sản xuất, không gây ảnh hưởng hoạt động của người khác; làm việc, sinh hoạt đúng giờ trong doanh nghiệp, cơ quan công sở, trường học, trong các bữa tiệc, liên hoan, trong các cuộc hẹn; trật tự trong quan hệ xã hội; tôn trọng mọi người; lễ phép với người lớn tuổi, thầy cô giáo, chức sắc tôn giáo; tự tin giúp đỡ công chức, bình đẳng nam nữ.

Bốn là, thực hành nếp sống có vệ sinh trong ăn, mặc, sinh hoạt: Ăn đồ chín, dùng thực phẩm sạch,… Mặc phải sạch sẽ, giặt quần áo hàng ngày, trong nhà mặc thuận tiện thoải mái nhưng vẫn giữ kín đáo, ra đường mặc tươm tất, chỉnh tề; nơi cơ quan, trường học mặc theo quy định; dự lễ hội, dự tiệc mặc phù hợp, lịch sự; sinh hoạt hằng ngày cần bỏ rác đúng chỗ, chỉ nuôi thú cưng trong nhà, giữ vệ sinh nơi công cộng; bảo vệ, thân thiện môi trường, bảo vệ xây xanh, giữ sạch nguồn nước, trồng hoa, cây cảnh trong sân, trong nhà;…

Năm là, thực hành nếp sống tiết kiệm chủ động: Sử dụng hợp lý, tận dụng thời gian; sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất ở, đất sản xuất, mặt bằng kinh doanh; nếp sống nhanh (đi nhanh, ăn nhanh, lựa chọn quyết định nhanh); không để tiền mặt trong nhà mà đưa vào đầu tư, gửi ngân hàng tín dụng; tiết kiệm điện nước; tính toán hiệu quả trong mọi hoạt động; mua thức ăn vừa đủ và ăn hết.

Sáu là, thực hiện nếp sống học tập thường xuyên: Dành thời gian để học tập; chăm lo cho con cháu học hành; đọc báo xem ti vi hàng ngày; thường xuyên tiếp thu cái mới; trong nhà có góc học tập cho trẻ, có giá sách; đi học ở các cơ sở đào tạo phục vụ cho công việc; có điều kiện đi du học nước ngoài; đi bảo tàng, di tích lịch sử, thư viện để tham quan học tập.

Bảy là, một số hành vi nếp sống thị dân không nên làm: Không lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, đặt bảng hiệu, sửa xe, trông giữ xe, làm dịch vụ nhỏ…; không dùng xe đẩy, xe đạp, xe có động cơ bán hàng lưu động trên đường; không viết, dán quảng cáo trên tường nhà, trên các công trình; không lấn tuyến khi điều khiển phương tiện giao thông… 

            (Nguồn: Trích tài liệu chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa con người Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo Thành ủy)


Số lượt người xem: 2770    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA