Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
8
6
0
5
4
0
Tin tức sự kiện 27 Tháng Ba 2020 9:30:00 SA

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3 Năm 2020

1.Bằng đại học không còn ghi hệ đào tạo chính quy hay tại chức

Theo Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 1/3/2020, trên văn bằng có các nội dung: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng… Như vậy, thông tin về hình thức đào tạo (chính quy, tại chức hay vừa làm vừa học…) không được ghi trong nội dung chính của văn bằng. Nội dung này sẽ được ghi trên phụ lục và kèm theo đó là các nội dung khác về chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

2. Trợ cấp đối với nhà giáo chưa có phụ cấp thâm niên trong lương hưu

Đây là quy định mới tại Nghị định 14/2020/NĐCP, quy định về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương . Những đối tượng áp dụng là những nhà giáo nghỉ hưu được quy định tại Điều 2 Nghị định này sẽ được hưởng thêm trợ cấp khi chưa được hưởng phụ cấp thâm niên. Để được hưởng trợ cấp, Nghị định quy định những nhà giáo trên được hưởng chế độ trợ cấp khi có đủ các điều kiện: trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 5 năm trở lên; nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến ngày 31/5/2011; đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012. Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu. Mức trợ cấp được quy thành tiền và tính theo công thức: Số tiền trợ cấp = (Mức lương hưu tháng x 10%) x Số năm được tính trợ cấp Trường hợp giáo viên đủ điều kiện hưởng trợ cấp nhưng chưa được hưởng trợ cấp mà từ trần từ 1/1/2012 trở về sau thì vợ, chồng, bố, mẹ, hoặc con có thể làm hồ sơ và nhận chế độ trợ cấp theo quy định. Quy định này có hiệu lực từ ngày 15/3/2020.

2. Nghiêm cấm có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch

Đây là một trong điểm mới tại Nghị định 16/2020/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 78/2009/ NĐ-CP đều không có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch, do đó, không có cơ sở pháp lý để xử lý khi phát sinh trên thực tế. Vì vậy, tại Điều 6 Nghị định số 16/2009/NĐ-CP đã bổ sung quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm các hành vi: (1) Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch; (2) Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam; (3) Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; (4) Lợi dụng việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; giấy tờ quy định tại (2), giấy tờ được cấp trong các trường hợp (1) và (3) không có giá trị pháp lý, phải bị thu hồi hủy bỏ…. Nghị định 16/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2020.

3. Sửa đổi, bổ sung một số điều kiện về kinh doanh rượu

Theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Chính phủ đã bổ sung một chương quy định về kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ. Cụ thể, điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ gồm: Một là, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. Hai là, tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Ba là, đăng ký với Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/3/2020.

4. Buộc thôi việc công chức vòi tiền người vi phạm

Đây là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2020 của Chính phủ. Theo đó, các cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc nếu vi phạm một trong các hành vi sau đây: Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính; Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính. Nghị định có hiệu lực từ 31/3/2020. Riêng các quy định về xử lý kỷ luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

BBT


Số lượt người xem: 751    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày