Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
0
8
5
3
2
4
Tin tức sự kiện 27 Tháng Tư 2021 8:25:00 SA

Tổng hợp các quy định pháp luật liên quan đến kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về tiếng ồn

A. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (sửa đổi 2020) 

 

Quy định tổ chức, cá nhân về hành vi/hoạt động làm phát sinh tiếng ồn

 

Nội dung quy định

 

Điều, khoản, điểm quy định

 

Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường

 

Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

 

Khoản 4,
Điều 6

 

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

 

Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt

 

Điểm d, Khoản 1,
Điều 53

 

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng

 

Phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư khi có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người

 

Điểm d, Khoản 2,
Điều 53

 

Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề

 

phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật

 

Khoản 2,
Điều 56

 

Đối với hộ gia đình, cá nhân

 

Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh

 

Điểm c, Khoản 1,
Điều 60

 

Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu (Điều 88):

 

1) Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

 

phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ

 

Khoản 1, Điều 88

 

2) Tổ chức, cá nhân trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu

 

phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đến cộng đồng dân cư

 

Khoản 2, Điều 88

 

 B. CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN TIẾNG ỒN 

1. Quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính  trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.

Đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng; Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung;

Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự,... Mức phạt tiền thấp nhất từ 100.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy theo hành vi vi phạm (theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2 Điều 5; Điều 6 và Điểm  a, Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, trật tự, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, chống bạo lực gia đình).  


Hình thức xử phạt bổ sung (quy định tại Khoản 3, Điều 6): Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.  

Ngoài ra, tại điểm a, Khoản 2, điều 11 của Nghị định 167 còn Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: “Kinh doanh không đúng ngành, nghề, địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự”.   

2. Quy định xử phạt vi phạm hành chính gây ồn theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.   

Vi phạm về các quy định về tiếng ồn, mức phạt tiền thấp nhất là 1.000.000 đồng, cao nhất lên đến 160.000.000 đồng (theo Điều 17 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường). Mức xử phạt phụ thuộc vào mức dBA tiếng ồn vượt quá bao nhiêu so với quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn, quy định tại Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định quy chuẩn quốc gia về môi trường (QCVN 26: 2010/BTNMT). Người vi phạm khi có hành vi gây tiếng ồn vượt qua tiêu chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn sẽ bị phạt theo các  mức phạt sau:


 Ngoài ra, tại khoản 11, 12 Điều 17 có quy định hình thức phạt bổ sung, đình chỉ hoạt động từ 3-12 tháng, buộc khắc phục hậu quả gây ồn… 

Bên cạnh các giải pháp xử lý tiếng ồn, Luật Bảo vệ Môi trường quy định chế độ công khai thông tin về cá nhân tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, gây hậu quả lớn hoặc ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội tại điểm Điểm b, d, khoản 1, Điều 57, NĐ 155. 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26: 2010/BTNMT) quy định giới hạn tiếng ồn như sau:

 

TT

 

Khu vực

 

Từ 6 giờ đến 21 giờ

 

Từ 21 giờ đến 6 giờ

 

1

 

Khu vực đặc biệt

 

55

 

45

 

2

 

Khu vực thông thường

 

70

 

55

 Trong đó: 

-      "Khu vực đặc biệt" là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác. 

-      "Khu vực thông thường" gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.   

3. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo  

Tại Điều 62 của Nghị định quy định về mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự như sau: 

 

           4. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra: các đoàn kiểm tra sẽ thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp, áp dụng các Nghị định xử phạt của các lĩnh vực khác nhau như: 

- Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 

- Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.  

- Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Ngoài ra còn sử dụng thiết bị ghi âm, thu hình để thu thập chứng cứ vi phạm, nhằm răn đe và làm cơ sở xử lý vi phạm. 


Số lượt người xem: 745    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày