Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
3
9
2
3
3
0
Tin tức sự kiện 06 Tháng Bảy 2011 9:35:00 SA

Định hướng phát triển KT-XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đề ra nhiệm vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu.

 

1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Chính sách tài chính phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Phân phối lợi ích công bằng. Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai để đảm bảo nâng cao hiệu quả nguồn lực đất đai. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thực hiện chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường (thị trường hàng hóa - dịch vụ, tài chính, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học và công nghệ)...
2. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh
Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ và chú trọng phát triển công nghiêp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp, phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực…
3. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững
Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Khuyến khích tập trung ruộng đất. Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang mục đích khác. Phát triển lâm nghiệp bền vững, khai thác bền vững có hiệu quả nguồn lợi thủy sản…
4. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh
Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế…
5. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông
Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, xây dựng hệ thống đường sắt ở các đô thị lớn, chuẩn bị điều kiện để từng bước xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam với lộ trình phù hợp. Từng bước hình thành đồng bộ trục giao thông Bắc - Nam, các trục hành lang Đông - Tây. Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống thủy lợi, phát triển nhanh và bền vững nguồn điện; hiện đại hóa ngành thông tin - truyền thông; phát triển hệ thống cung cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh cho đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý nước thải ở các đô thị…
6. Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới
Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển. Vùng đồng bằng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa lớn. Phát triển mạnh sản xuất lâm nghiệp và cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc… ở vùng trung du, miền núi. Phát triển mạnh kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ của Hà Nội và TP. HCM, vai trò của các trung tâm trên từng vùng và địa phương. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc. Hình thành và phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng có ý nghĩa đối với cả nước và liên kết trong khu vực… (Còn tiếp)
 
Bài::  Trần Văn Út-TBTG
 

Số lượt người xem: 4371    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày