Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
3
9
2
7
3
3
Tin tức sự kiện 06 Tháng Bảy 2011 10:00:00 SA

Biển đảo Việt Nam

* Tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam

            - Tài nguyên dầu khí:

Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này. Tổng trữ lượng dầu khí ở biển Việt Nam ước tính khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi.
- Nguồn lợi từ vận chuyển biển:
Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực và của thế giới, giữ vai trò rất lớn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa thương mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của nước ta cũng như các nước quanh bờ biển Đông. Biển Việt Nam thông ra nhiều hướng, từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malắcca để đi Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Basi để đi vào Thái bình Dương đến các cảng Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philíppin, Indônêxia, Xingapo đến Ôxtrâylia và Niu Dilân… Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
- Nguồn thủy hải sản:
Nguồn lợi thủy sản của biển nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4 triệu tấn/năm, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 ngàn tấn, còn lại là vùng xa bờ; cá chiếm 95,5%, còn lại là mực, tôm…
Biển nước ta có trên 2.000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế như: trích, thu, ngừ, bạc má, hồng…; hơn 1.600 loài giáp xác (trong đó có tới 70 loài tôm), hơn 2.500 loài nhuyễn thể; hơn 600 loài rong biển… 
Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản của cả nước khoảng 2 triệu hec-ta, bao gồm 3 loại hình mặt nước đó là nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ, có thể nuôi trồng các loài đặc sản như tôm, cua, rong câu, nuôi cá lồng…
Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loài động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển. Hải sản ở vùng biển nước ta là nguồn lợi hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho nhân dân mà còn tạo nguồn xuất khẩu lớn.
* Tài nguyên du lịch biển
Nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như: Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh…, Việt Nam có đủ điều kiện và khả năng để trở thành điểm đến lý tưởng về du lịch biển. Vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch.
Phần lục địa nước ta với các địa hình đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẽ đẹp của hàng chục bãi tắm tốt, nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, sơn thủy hữu tình. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc tổ chức du lịch biển quanh năm, đặc biệc là ở các tỉnh ven biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào Nam.
Biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, do đó toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức bảo vệ, gìn giữ và không ngừng phát huy những nguồn lợi từ biển; phấn đấu thực hiện thành công chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thực hiện nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
 
 

Tin: BTG


Số lượt người xem: 3869    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày