*Vùng đặc quyền kinh tế là gì, chế độ pháp lý như thế nào?
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (188 hải lý tính từ ranh giới ngoài lãnh hải, 176 hải lý tính từ ranh giới ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải).
Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định riêng biệt, được hình thành từ nhu cầu quản lý tài nguyên, bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia ven biển.
Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt những công trình và thiết bị nhân tạo.
*Thềm lục địa là gì, chế độ pháp lý như thế nào?
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoản cách gần hơn.
Tuy nhiên, bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa, không được quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở, hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500m.
* Điểm khác nhau giữa thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia.
Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định riêng biệt áp dụng cho một nước, ở phần phía trên đáy biển. (còn tiếp)
Tin: BTG