Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
0
4
9
2
1
3
Tin tức sự kiện 16 Tháng Bảy 2013 9:50:00 SA

Những điểm nổi bật trong luật xử lý vi phạm hành chính.

 
Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 24/2012/NQ13, Chủ tịch nước đã Lệnh công bố Luật Xử lý vi phạm hành chính. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm có 6 phần với 12 chương và 142 điều. Luật xử lý vi phạm hành chính có những điểm nổi bật đáng chú ý sau:
* Đối với Phần thứ nhất - một số quy định chung: Luật Xử lý vi phạm hành chính đã bổ sung một điều (Điều 17) quy định về trách nhiệm của Chính phủ trong việc thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ trong việc thực hiện công tác này; Tòa án nhân dân, các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ tư pháp trong việc thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
* Đối với Phần thứ hai - xử phạt vi phạm hành chính: Luật Xử lý vi phạm hành chính có bổ sung hình thức xử phạt mới là đình chỉ hoạt động có thời hạn và quy định áp dụng linh hoạt giữa hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung đối với cùng một hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Riêng đối với hình thức phạt tiền, tại Điều 23 đã phân định mức phạt tiền tối thiếu và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính giữa cá nhân và tổ chức, theo đó, mức phạt tiền đối với cá nhân là từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức là từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.
Tại Điều 24 của Luật cũng ghi nhận mức phạt tiền được quy định trong các luật khác như luật quản lý thuế, đo lường, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, chứng khoán, hạn chế cạnh tranh và quy định mức phạt tối đa đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức được áp dụng gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điểm mới nữa trong cách quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh lần này là một số chức danh có thẩm quyền chung (như Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp), các chức danh có thẩm quyền xử phạt theo địa bàn thực hiện xử phạt trong nhiều lĩnh vực (như Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Thanh tra) Luật không quy định thẩm quyền xử phạt tiền của từng chức danh này theo một mức phạt tiền cố định như Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mà quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với các mức phạt tối đa được quy định tại Điều 24, đồng thời có khống chế mức trần.
Bài: BBT (còn tiếp)

Số lượt người xem: 3557    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày