Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
1
3
9
7
8
9
Tin tức sự kiện 15 Tháng Giêng 2020 8:00:00 SA

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc

3. Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc

Trong bài Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc, tháng 1 - 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số Nhân dân, mà đại đa số Nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp Nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp Nhân dân khác”.

Vì vậy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng trên nguyên tắc lấy lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết hài hòa các mối quan hệ giai cấp - dân tộc.

Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc, thứ nhất, tin vào dân, dựa vào dân vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong lao động, học tập, sản xuất và chiến đấu, bởi vì: “ Trong thế giới không gì mạnh hơn bằng lực lượng đoàn kết trong Nhân dân”.

Thứ hai, đoàn kết lâu dài, rộng rãi, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo. Nhân dân cần được vận động, giác ngộ, tự nguyện đứng trong Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng để “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần nói: “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc phục vụ Nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.

Thứ 3, đoàn kết trên cơ sở hiệp thương, dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình và phê bình. Vì “ Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.

Thứ tư, đoàn kết là cơ sở thừa kế truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người, trân trọng “phần thiện”, dù nhỏ nhất ở mỗi con người để tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người viết: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”. (Còn tiếp)

BBT


Số lượt người xem: 871    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày