Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
0
8
8
3
2
Tin tức sự kiện 27 Tháng Tư 2017 10:20:00 SA

Hội nghị chuyên đề “Cách làm, kinh nghiệm trong việc tổ chức phản biện xã hội” của hệ thống Mặt trận tổ quốc quận, phường

Qua 3 năm thực hiện phản biện xã hội thì Quận tổ chức 62 cuộc góp ý mang tính phản biện xã hội. Trong đó MTTQ Quận, các đoàn thể chính trị - xã hội quận thực hiện 04 cuộc; cấp phường tổ chức 41 cuộc. Qua đánh giá chung bước đầu có nỗ lực được Quận ủy, Đảng ủy đánh giá cao được thành phố ghi nhận chọn báo cáo mô hình “Ngày thứ sáu nghe dân nói” cho thành phố (qua báo cáo của Ban Dân vận Quận ủy và Ủy ban nhân dân Quận).

Nhằm trao đổi kinh nghiệm đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp đối với nhiệm vụ phản biện xã hội và việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy dân chủ cơ sở nhằm phát huy vai trò của nhân dân tham gia nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Qua hội nghị nhằm lắng nghe trao đổi, bàn giải pháp để việc tổ chức phản biện xã hội của quận, phường hiệu quả hơn trong thời gian tới. Ngày 25/4/2017 tại Phòng họp Quận ủy Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam quận tổ chức hội nghị Hội nghị Chuyên đề “Cách làm, kinh nghiệm trong việc tổ chức phản biện xã hội” của hệ thống MTTQ Quận, phường. Tại hội nghị có 7 lượt phát biểu ý kiến của MTTQ phường, đại diện lãnh đạo Đảng ủy phường.

Quang cảnh hội nghị

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Năm – Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Trưởng Ban Dân vận Quận ủy 12; ông Nguyễn Thanh Tùng - Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy,Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận 12. Tham dự hội nghị còn có sự hiện diện của lãnh đạo Ban đảng Quận ủy; đại diện lãnh đạo Văn phòng HĐND – UBND quận; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội quận; đại điện lãnh đạo Đảng ủy – UBND 11 phường; các ông bà là Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; đại diện lãnh đạo các đoàn thể phường.

Qua hội nghị có các ý kiến phát biểu xoay quanh những kết quả đạt được, công tác phản biện xã hội vẫn còn gặp những khó khăn :

     Thứ nhất, việc tổ chức quán triệt học tập quy chế, quy định chưa thật tự sâu kỹ, chưa rộng rãi trong quần chúng nhân dân; việc ban hành một số văn bản thực hiện ở một số đơn vị vẫn còn lúng túng ở cách làm, cách cụ thể hóa văn bản hướng dẫn của cấp trên và việc vận dụng chọn định hướng nội dung phản biện ở đơn vị, từ đó dẫn đến hoạt động phản biện ở cơ sở nhất là cấp phường thực hiện khó khăn.

     Thứ hai, đội ngũ cán bộ MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội, nhất là ở cơ sở chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệm trong công tác phản biện. Đặc biệt là thiếu kiến thức chuyên môn và sự am hiểu các lĩnh vực liên quan đến nội dung cần phản biện.

     Thứ ba, hoạt động phản biện còn gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả chưa cao, chủ yếu mới thể hiện qua các phát hiện, nêu ý kiến, kiến nghị, chưa có phương thức phản biện cụ thể, liên tục; hơn nữa các ý kiến, kiến nghị của MTTQ nhiều địa phương còn xem nhẹ chưa giải quyết đến nơi đến chốn.

Để công tác phản biện xã hội đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, Ban Thường trực UB MTTQ quận 12 tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

     Thứ nhất, kiến nghị Cấp ủy Đảng, các cơ quan liên quan cần quan tâm chỉ đạo, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản biện xã hội; cung cấp thông tin, tiếp thu, giải quyết và trả lời đầy đủ, kịp thời bằng văn bản về những kiến nghị, góp ý của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội. Cấp Chính quyền cần phát huy việc phối hợp với MTTQ, các đoàn thể CT-XH để thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội; hệ thống MTTQ chủ động tiếp tục công tác truyên truyền, phổ biến Quyết định số 217 của Bộ Chính trị phù hợp với từng đơn vị.

     Thứ hai, phát huy vai trò chủ động của MTTQ, các tổ chức CT-XH trong phối hợp, thống nhất với chính quyền cùng cấp xây dựng chương trình giám sát, phản biện xã hội, chọn những nội dung mà nhân dân, đoàn viên, hội viên bức xúc, quan tâm; báo cáo xin ý kiến cấp ủy trước khi thực hiện.

     Thứ ba, phương pháp phản biện xã hội cần được lựa chọn phủ hợp như: tổ chức hội nghị phản biện, tổ chức lấy ý kiến phản biện hoặc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan tổ chức có văn bản dự thảo; trong quá trình tổ chức phản biện cần huy động trí tuệ của các tổ chức thành viên, các vị nhân sĩ trí thức, các giới, các nhà khoa học, các chuyên gia, những người nguyên là gia lãnh đạo, quản lý liên quan đến nội dung cùng tham gia.

Xuân Hiển


Số lượt người xem: 1564    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày