Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
0
9
8
9
9
7
Tin tức sự kiện 19 Tháng Mười 2022 3:15:00 CH

Làm căn cước công dân là quyền và trách nhiệm của công dân


Ngày 06 tháng 01 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg về “Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06).

Dữ liệu dân cư được hiểu là nguồn tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Việc kết nối, tích hợp, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải gắn liền bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường số.

Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng trong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 – 2030.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ nhằm phục vụ 05 nhóm tiện ích, như: (1) Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Phục vụ công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Theo lộ trình của Đề án 06, các thông tin công dân sẽ dần được tích hợp trên thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử. Thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử có đặc tính ưu việt so với thể căn cước công dân dùng mã vạch như có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, dữ liệu tiêm chủng, dữ liệu giấy phép lái xe, dữ liệu hưởng chế độ, chính sách xã hội…; có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi trong các dịch vụ công cộng và tư nhân. Do được tích hợp đầy đủ những thông tin nên người dân khi sử dụng căn cước công dân gắn chíp điện tử đi giao dịch và làm thủ tục sẽ không mang nhiều loại giấy tờ. Dữ liệu trên chíp điện tử có thể truy cập ngay lập tức mà không phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép thông tin trên chíp, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.

Chíp điện tử gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân, việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Tại Điều 38 Luật Cư trú năm 2020, quy định: kể từ “Ngày 01 tháng 01 năm 2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng”. Mọi thông tin cư trú của người dân đều thông qua Cơ sở dữ liệu Quốc gia về cư trú được tích hợp trong căn cước công dân gắn chíp điện tử.

Để đảm bảo quyền lợi của công dân, mỗi người dân trong độ tuổi (từ đủ 14 tuổi trở lên) nhưng chưa được cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử thì khẩn trương liên hệ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Quận 12 hoặc các điểm cấp căn cước công dân trên địa bàn nơi công dân đang cư trú, để được cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử.

Khi tiến hành làm căn cước công dân gắn chíp điện tử, công dân cần cung cấp chính xác thông tin hoặc xuất trình sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, giấy tờ hợp pháp nếu trường hợp thông tin công dân chưa có trên hệ thống lưu trữ của cơ quan công an hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh thông tin cá nhân.

“Làm căn cước công dân gắn chíp điện tử là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân”.  

Xem chi tiết tài liệu tuyên truyền tại đây 

Ban Tuyên giáo Quận ủy


Số lượt người xem: 541    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày