Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định, Bộ Y tế xây dựng 9 biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới mà người dân cần biết như sau:
Đồng thời, theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Văn phòng tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, cách mà bạn có thể làm để bảo vệ bản thân và mọi người là:
1. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
2. Rửa tay sạch thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi đeo khẩu trang, khi đi ra ngoài hoặc khi về nhà.
3. Tránh những nơi đông người và tránh tụ tập đông người.
4. Tránh chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng vì chúng có thể bị bám dính vi rút từ người mắc.
5. Giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội, đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác.
6. Nếu Bạn cảm thấy không khỏe, hãy ở nhà. Gọi đường dây nóng Bộ Y tế 19009095 hoặc cơ quan y tế địa phương để được tư vấn. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn dương tính, hãy tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về cách ly và điều trị. Hãy cung cấp cho cán bộ y tế danh sách những người Bạn đã tiếp xúc gần đây.
7. Tuân thủ cách ly 14 ngày nếu Bạn trở về từ vùng dịch hoặc từng tiếp xúc với người mắc COVID-19. Nếu bạn phải tự cách ly tại nhà, hãy tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế.
Cách phòng bệnh cúm cho trẻ em và người lớn
Nhằm hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm và tránh được nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
1. Tránh xa đám đông
2. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh
3. Che miệng và mũi khi ho
4. Rửa tay thường xuyên
5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng
6. Tự tăng cường hệ thống miễn dịch cho bản thân
7. Làm sạch và khử trùng các bề mặt
Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật có thể bị nhiễm virus cúm để hạn chế được phương thức lây truyền qua các tiếp xúc với bề mặt hay đồ vật bị ô nhiễm.
8. Đi khám bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường
9. Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm
Bệnh cúm gia cầm lây sang người là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus cúm A/H5, cúm A/H7... gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm gia cầm.
Phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người
Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi.
- Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
- Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.
Phòng VHTT