Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
3
6
8
8
7
0
3
Tin tức sự kiện 09 Tháng Tám 2024 4:40:00 CH

Các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong mùa mưa

Hiện nay, đang bước vào mùa mưa, bão, sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra phức tạp, gây nên thời tiết cực đoan, rất khó dự báo, thiệt hại xảy ra khó lường. Mưa bão, ngập úng, lũ lụt là yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia súc, gia cầm; mặt khác khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh, là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết và để hạn chế phát sinh dịch bệnh là rất cần thiết. Để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vào mùa mưa chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

Chuồng trại: Vị trí chuồng nuôi phải xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, chắc chắn, cần chuẩn bị bạt, cây, cột để chằng chống, che chắn khi mưa. Nâng cao nền chuồng và khu nhốt riêng gia súc, gia cầm khi có ngập úng. Có hệ thống thoát nước trong khu vực nuôi, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát và nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm môi trường khi mưa to hoặc ngập lụt. Khu chứa chất thải (phân, rác và nước thải) phải xa chuồng nuôi, cuối hướng gió, vị trí thấp và xa nguồn nước ngầm… nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi.

Chăm sóc, nuôi dưỡngĐây là một trong những biện pháp rất quan trọng để gia súc, gia cầm nâng cao sức đề kháng chống lại các tác động bất lợi của thời tiết và hạn chế dịch bệnh phát sinh. Cụ thể như sau: Cần dự trữ thức ăn đầy đủ về số lượng và trong thành phần thức ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ để tránh ẩm mốc. Trong khẩu phần ăn bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa và kháng sinh vào thức ăn khi thời tiết thay đổi để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Cung cấp nguồn nước uống sạch cho gia súc, gia cầm. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nhằm đảm bảo nước uống sạch sẽ cho đàn gia súc, gia cầm.

Vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi, máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; Định kỳ phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi 1-2 lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại thuốc sát trùng: Vôi bột, Benkocid, HanIodine... Tại các khu vực chăn nuôi bị ngập, úng thì sau khi nước rút cần khẩn trương, tổ chức tổng vệ sinh cọ rửa, quét dọn chuồng trại, môi trường chăn nuôi, thu gom chất thải, rắc vôi bột… sau đó tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng (Benkocid, HanIotdine, vôi bột…) để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Về thú y: Tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất để chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi. Cần phải tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm cụ thể:  Trên gia súc tiêm phòng vắc xin: Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả heo, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Viêm da nổi cục trâu, bò...; Trên gia cầm tiêm phòng vắc xin: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng, dịch tả vịt; Chó, mèo tiêm phòng Dại… Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, nhằm phát hiện sớm, để nuôi cách ly, điều trị kịp thời. Trường hợp gia súc, gia cầm ghi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân phải báo ngay với thú y xã, phường, thị trấn hoặc trưởng ấp, khu vực và chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, người chăn nuôi cần thực hiện tốt 05 không: Không giấu dịch; Không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; Không vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bị bệnh; Không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc; Không vứt xác gia súc, gia cầm bệnh, chết ra ngoài môi trường xung quanh./.

Phòng VHTT


Số lượt người xem: 47    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày